Mô hình ponzi trong tiền điện tử là gì?

0
mô hình ponzi

Hiện nay có vô số đồng tiền điện tử được mọc lên như nấm sau mưa sau cơn sốt “bitcoin“. Đi kèm với những đồng tiền điện tử nổi tiếng là vô số những đồng tiền mới được sinh ra với phương thức đầu tư tài chính theo mô hình ponzi. Trong bài viết này, mình sẽ trình bày cho các bạn – những người mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư tài chính tiền điện tử có một cái nhìn tổng quát trước khi quyết định đầu tư.

Có rất nhiều người còn khá xa lạ với tiền điện tử (crypto), nổi tiếng nhất là bitcoin, và cụ thể hơn là mô hình ponzi. Trong bài viết này, mình sẽ trình bày và làm sáng tỏ mô hình ponzi là gì và những mối lo ngại xung quanh nó.

Xem thêm: Công nghệ blockchain là gì?

Mô hình ponzi từ đâu mà ra?

Vào năm 1919, Charles Ponzi người Italia, ông đã đến Mỹ và sáng lập ra “The Securities Exchange Company” – là công ty phát hành biên bản giấy nợ với lời mời đầu tư hấp dẫn. Các nhà đầu tư sẽ nhận lại 1500$ với khoản đầu tư 1000$ được ký gửi trong 90 ngày. Vào mùa xuân năm 1920, Ponzi đã sở hữu được một căn biệt thự lớn sang trọng ở khu vực đắc địa. Vào mùa hè, anh đã bị bắt giữ do kiểm toán công ty tiết lộ khoản nợ lên tới 7 triệu đô.

Mô hình mà Ponzi sử dụng là một hình thức lừa đảo tài chính hấp dẫn, thoạt nhìn sơ qua – hình thức đầu tư tài chính này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư với mức lợi nhuận cao. Nhưng trong thực tế, “lợi nhuận” của các nạn nhân đầu tư tài chính này đến từ những nhà đầu tư sau đó. Đối với một người không am hiểu gì nhiều về tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực tiền điện tử – ponzi có vẻ như là một mô hình bền vững. Nhưng trong thực tế, kiểu kinh doanh này sẽ vẫn tồn tại được miễn là có các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường và đóng góp tiền của họ vào hệ thống. Cuối cùng, kiểu gì đi nữa thì mô hình ponzi cũng sẽ bị phá vỡ thôi.

Mô hình ponzi thường sẽ yêu cầu phải đăng ký một pháp nhân, tài khoản ngân hàng và có giấy phép nhận tiền gửi và chạy quảng cáo. Do đó chương trình này thường được ngụy trang thành một sản phẩm có điều kiện, ví dụ như chứng từ hoặc thẻ giảm giá.

Tiền điện tử có thuộc mô hình kim tự tháp không?

Bản thân tiền điện tử là công nghệ hứa hẹn đem lại nhiều ý nghĩa cho tiền kỹ thuật số, nhưng không may nó có thể được sử dụng trong mô hình kim tự tháp giống như bất kỳ phương thức thanh toán nào khác. Đây là một dạng tiền tệ, các hoạt động của nó được bảo vệ bởi các thuật toán toán học và được đăng ký trong một chuỗi block (blockchain) công khai được phân tán trên mạng. Tuy nhiên, tiền điện tử có thể được sử dụng để mua bán hàng hóa và các dịch vụ được sử dụng trong mô hình kim tự tháp. Và bạn nên biết và hiểu rõ những mô hình này để bảo vệ bản thân khỏi các trò lừa đảo tốt hơn.

Mô hình kim tự tháp được sử dụng trong tiền điện tử như thế nào?

Mô hình ponzi không phải là mới, nhưng với sự ra đời của tiền điện tử, đã đem đến làn gió mới cho ponzi trong lĩnh vực này. Bởi trong lĩnh vực tiền điện tử – các hoạt động tài chính không yêu cầu pháp lý, tài khoản ngân hàng, hoặc giấy phép gì cả, và các tổ chức đã khai thác được rất nhiều khía cạnh khác nhau về bản chất pháp lý xoay quanh nó.

Chính những giá trị lợi ích xoay quanh tiền điện tử đã tạo ra cơ hội mới cho những kẻ lừa đảo kiếm lợi từ những người thiếu hiểu biết về tiền điện tử. Do thiếu kiến thức xã hội về lĩnh vực này, rất dễ dàng để những kẻ lừa đảo chuyên đi quảng bá các tại sự kiện về dự án tiền điện tử mới. Những người tổ chức các chương trình như vậy lợi dụng sự thiêú hiểu biết bởi rất nhiều người bị thu hút bởi các dự án có cơ hội kiếm lợi nhuận khủng nhanh chóng trong thế giới tiền điện tử.

Làm sao để nhận biết mô hình “ponzi” trong tiền điện tử?

Trong thế giới tiền điện tử, chúng ta có thể phân chia được 4 loại kim tự tháp phổ biến nhất như sau:

  1. Scamcoin
  2. Cloud mining
  3. Referral program
  4. Chương trình đầu tư lãi xuất cao

Có một số dấu hiệu sẽ giúp bạn xác định liệu rằng đây có phải là chiêu thức lừa đảo không.

  • Lợi nhuận cao không có rủi ro
  • Thu nhập ổn định, kể cả khi thị trường bất bình thường
  • Các kỹ thuật và chiến lược đầu tư “bí mật
  • Không có giấy tờ đầu tư
  • Gây nhiều khó khăn cho bạn khi muốn rút tiền

Phân biệt mô hình kim tự tháp với ponzi

Có một sự khác biệt nhỏ giữa mô hình ponzi và kim tự tháp truyền thống.

Mô hình ponzi dựa trên các chương trình quản lý đầu tư gian lận – cụ thể, các nhà đầu tư sẽ đóng góp tiền của họ cho “nhà quản lý đầu cơ” là người hứa hẹn sẽ đem lại cho họ lợi nhuận cao. Và sau đó khi mà các nhà đầu tư muốn lấy lại tiền, họ sẽ được thanh toán bằng các khoản tiền được đóng góp bởi các nhà đầu tư sau này. Người tổ chức trò chơi gian lận này chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các hoạt động, họ chuyển tiền từ khách hàng này sang khách hàng khác cho đến khi không còn thêm nhà đầu tư nào nữa.

Ngược lại, mô hình kim tự tháp hoạt động theo dạng cơ chế tự thực hiện, trong đó một nhà đầu tư sẽ tìm kiếm một nhà đầu tư khác và nhận lợi nhuận từ nhà đầu tư đó, và nhà đầu tư mới này sẽ lại tìm thêm một nhà đầu tư khác,…. Đôi khi trong mô hình này sẽ có một số ưu đãi khi đầu tư, chẳng hạn quyền để bán một sản phẩm cụ thể. Mỗi nhà đầu tư sẽ trả tiền cho người đã tuyển dụng họ để có được cơ hội bán mặt hàng này. Người nhận buộc phải chia sẻ số tiền thu được cho những người ở cấp cao hơn trong mô hình kim tự tháp.

Cả hai mô hình trên đều liên quan đến việc một nhà đầu tư sẽ lấy lợi nhuân từ một nhà đầu tư đáng tin cậy khác.

Có rất nhiều tổ chức tạo ra đồng tiền điện tử theo mô hình kim tự tháp. Hãy cẩn thận với họ và đừng bao giờ tham gia vào các hoạt động mờ ám đó.

Làm sao để bảo vệ bản thân khỏi mô hình kim tự tháp?

  • Đừng bao giờ tin tưởng ngay lập tức, hãy xác minh kỹ. Nghiên cứu công ty cung cấp cơ hội đầu tư có lợi nhuận cao, bởi nó sẽ được đăng ký hợp pháp và thông tin này sẽ không bị ẩn đi.
  • Không chắc chắn thì đừng thực hiện. Đừng tin rằng dòng tiền của bạn sẽ ngay lập tức x2 x3 trong thời gian ngắn, hãy nghiên cứu và đưa ra cho mình những quyết định sáng suốt.
  • Có cái đầu lạnh. Nếu bạn hào hứng đến mức để sẵn sàng đầu tư vào một thứ gì đó, thì đây là một điều đáng lo ngại.

Kết luận

Ponzi và kim tự tháp là những mô hình lừa đảo khác nhau mà bạn có thể gặp trong thế giới tiền điện tử theo thời gian. Bạn cần phải tránh tham gia vào các chương trình dự án siêu lợi nhuận cho dù nó có hấp dẫn đến đâu. Bằng việc tuân theo các quy tắc đơn giản, bạn sẽ luôn được bảo vệ khỏi những trò lừa đảo. Và nên nhớ, bạn không thể bị hạ gục bởi những trò lừa đảo nếu như bạn là những nhà đầu tư khôn ngoan.

Thường thì bạn sẽ thấy các đồng tiền điện tử hoạt động theo mô hình lừa đảo ponzi được đăng ký bởi tổ chức ABC, ông XYZ ở Pháp, Anh Mỹ,…. Nhưng thực ra chả có Quốc Tế quốc tủng gì ở đây cả, một vài nhóm anh em tự dựng lên, làm như vậy để tránh đường với pháp luật thôi. Cũng chẳng có CEO hay Trade nào giàu ú ụ rồi đi ra làm để huy động thêm vốn kiểu MLM đâu.

Họ được thuê làm hình ảnh thôi.

Cuối cùng câu chuyện được viết và rỉ tai nhau vẫn chỉ là một câu chuyện nó chỉ là một viễn cảnh thôi, đừng tin những thứ họ thuyết giảng. Bởi những ông lừa đảo ponzi này thực hiện một cách có hệ thống (nghĩa là trong hệ thống này có n người – họ đều đi giới thiệu truyền bá những câu chuyện để mồi chài người khác).

Có mất tiền nhưng vẫn có người kiến được tiền, nhất là những người đi đầu – đa số là những ông quản lý đầu cơ trong hệ thống.

Chơi cái gì cũng có thắng có thua, nếu là Ponzi tài chính thì cứ xác định mất trắng số tiền mình chơi, như vậy chơi cho thoải mái.

Nó đơn giản là một trò chơi về tiền bạc, chắc chắn sẽ có rất nhiều người mất tiền và một số ít kiếm được tiền.

Ai nhanh, khôn và may mắn thì thắng.

Hạn chế rủ rê người chơi cùng nếu có người chơi cùng thì nói cho họ nắm rõ bản chất câu chuyện để tránh hụt hẫng khi mất mát.

Cảnh báo một số công cụ lừa đảo theo mô hình Ponzi hiện nay

#1 DABANKING (MT6 Trade)

Đây là trang web do mấy người Việt Nam dựng lên, tìm một một số người IB để làm màu hình ảnh thương hiệu, được lập ra lâu rồi, cứ thay domain như cơm bữa vậy: từ ustrade.global cho đến ustradeglobal.com và hiện tại là mt6.trade thì phải. Từ trò tài xỉu lấy hơi BO cho đến đồng tiền ảo DABANKING tự dựng lên rồi cho đội nhóm (system) khắp 3 miền quảng bá trong một thời gian rồi hốt tiền của mọi người rồi sau đó im bặt tăm không thấy động tĩnh gì nữa. Xem thêm bài phân tích về MT6 https://forex.com.vn/canh-bao-cong-cu-lua-dao-mang-ten-mt6/

#2 Forextrading.global

Đây cũng là một trang chơi BO có giao diện nhìn tương tự như MT6, co-founder của MT6 lập riêng ra thì phải. Mình có một người bạn hồi bữa trước cũng bị IB bên sàn này dụ nạp tiền vào để chơi nên người bạn này cũng nhờ mình đi cùng để nghe ngóng đánh giá xem có an toàn không. Đi nghe ngóng thì ông IB này gọi thêm đội ngũ của ổng thêm 3 người nữa là tổng 4 người đến nói chuyện với tụi mình. Ngồi chơi nghe mấy ổng tư vấn nào là ứng dụng AI (Artificial Intelligence) hay blockchain vào sàn,.. Mình là dân IT thôi mà nghe mấy ổng chém gió cũng thấy điên cả người, éo biết gì về AI hay blockchain mà tòan nói vớ vẩn. Rồi mấy ổng nói chuyện với nhau nào là anh này đi Pháp, Mỹ, mua mấy cái nhà ở Silliccon Vally (Mỹ),… rồi nói nạp tiền vào min $2000, ngày nào cũng phải trade, nếu mà không trade thì tiền trong tài khoản sẽ bị mất dần theo % từng ngày. Nghe thôi là thấy sàn này nó còn hút máu hơn MT6 nhiều rồi.

5/5 (2 Reviews)