Công nghệ blockchain là gì?

0
blockchain là gì

Blockchain là một cuốn sổ cái công khai chứa thông tin được thu thập thông qua một mạng trên internet. Và đó là cách mà thông tin được ghi lại và đem lại cho blockchain những nhiều tiềm năng đột phá.

Công nghệ blockchain không phải là một công ty, cũng không phải là một ứng dụng, mà là một cách hoàn toàn mới để ghi lại dữ liệu trên internet. Công nghệ có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng blockchain như: mạng xã hội, nền tảng lưu trữ, messenger, game, giao dịch, hệ thống bỏ phiếu, cửa hàng online, và rất nhiều các ứng dụng khác nữa. Về mặt ý nghĩa, nó tương tự như internet, và đó là lý do mọi người thường hay nói blockchain là “thời đại internet 3.0“.

Xem thêm: Mô hình ponzi trong lừa đảo tiền điện tử là gì?

Thông tin được ghi lại trên blockchain có thể dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù đó là hình thức trao đổi tiền tệ, quyền sở hữu, giao dịch, định danh, thỏa thuận giữa hai bên, hoặc thậm chí lượng điện năng đã sử dụng. Tuy nhiên, để làm được những việc đó, yêu cầu cần sự xác nhận từ nhiều thiết bị khác nhau, như là các thiết bị máy tính trên internet. Một khi đã đạt được thỏa thuận, hay còn được gọi là sự đồng thuận được đưa ra giữa các thiết bị máy tính, để lưu trữ thứ gì đó trên blockchain. Những thông tin này sẽ trở thành đúng đắn và không thể bị nghi ngờ, không thể bị tranh chấp, loại bỏ hay là thay đổi, mà không có sự nhận biết rõ ràng và sự cho phép của những người tạo ra bộ thông tin đó.

mô hình client-server

Thay vì giữ mọi thông tin ở một vị trí tập trung theo mô hình client-server, như việc thực hiện chép thông tin trên các thiết bị máy tính truyền thống. Nhiều bản copy của cùng dữ liệu được lưu trữ trên nhiều vị trí khác nhau và trên nhiều các thiết bị khác nhau trên mạng, như máy tính hoặc máy in. Hay còn được biết đến như mạng peer-to-peer (P2P). Nghĩa là thậm chí nếu một điểm lưu trữ bị hỏng hóc hoặc mất mát dữ liệu, những bản copy khác sẽ vẫn được an toàn và bảo mật. Tương tự, nếu một phần thông tin bị thay đổi mà không có sự đồng thuận của chủ sở hữu hợp pháp, ví dụ như thông tin là đúng, thì các bản ghi thông tin trở thành sai.

Tại sao lại gọi công nghệ này là blockchain?

Blockchain là tên gọi của công nghệ này, cũng là cách nó làm việc và lưu trữ dữ liệu. Cụ thể thông tin sẽ được đóng gói thành các khối (block), được liên kết để tạo thành một chuỗi (chain) các khối với các thông tin tương tự khác.

Bời vì hành động liên kết các block thành một chuỗi (chain) làm cho thông tin được lưu trữ trên một blockchain trở nên đáng tin cậy hơn. Một khi dữ liệu được ghi lại trong một khối, nó không thể bị thay đổi mà không thay đổi lại toàn bộ các khối khác trong chuỗi đó.

Cuốn sổ cái có 3 thuộc tính chính như sau:

  • Được ghi lại: thông tin được lưu trữ kèm timestamp
  • Tính minh bạch: bất kỳ ai cũng có thể xem sổ cái chứa các giao dịch
  • Tính phân cấp: sổ cái tồn tại trên nhiều máy tính khác nhau với tên gọi là các node

Thường thì mỗi khối chứa dữ liệu nó ghi được, ví dụ: một giao dịch tiền tệ không thông qua ngân hàng được gửi từ Alice tới Bob là một mã thông báo, được đính kèm timestamp khi thông tin được ghi. Nó cũng bao gồm một chữ ký số được liên kết tới account tạo ra bản ghi và liên kết nhận dạng duy nhất, trong hình thái một chuỗi hash, tới block trước đó trong chain. Chính liên kết này làm cho chain không thể bị thay đổi thông tin hoặc bị một block mới chèn vào giữa 2 block đang tồn tại.

Vì để làm được như vây, tất cả các block cần phải được chỉnh sửa lại hết. Kết quả là mỗi block càng làm thêm sự vững chắc cho block trước đó và tính bảo mật của toàn bộ blockchain, bởi vì càng có nhiều block sẽ càng có nhiều block phải được thay đổi để giả mạo bất kỳ thông tin nào.

Khi kết hợp lại, tất cả chúng tạo ra một kho lưu trữ thông tin không thể ngờ được, trong đó một thông tin không thể bị tranh chấp hay công nhận là không đúng.

Ví dụ ứng dụng công nghệ blockchain trong giao dịch

Ví vụ ở trên mô tả quy trình mua một ngôi nhà theo thức truyền thống so với mua nhà dựa trên blockchain, cụ thể là dùng đồng tiền Ethereum.

  • Phương thức truyền thống: người mua và người bán cần phải được thông qua giữa các bên trung gian như: luật sư, bảo hiểm, nhà môi giới.
  • Sử dụng blockchain: phần trung gian giữa người mua và người bán là các máy tính được kết nối với nhau tạo thành một chuỗi các block tin tưởng và ràng buộc lẫn nhau.

Ai là người tạo ra blockchain?

Lần đầu tiên được ghi nhận về công nghệ blockchain trong một tài liệu, hay whitepaper, được công bố vào năm 2008 bởi nhà sáng lập bí ẩn của Bitcoin, chỉ được biết với tên gọi Satoshi Nakamoto. Suy đoán về danh tính thật sự của người lập trình viên này không thể suy đoán được cho đến tận ngày nay. Với tuyên bố của Nakamoto trước đó trong tài liệu nói rằng ông là một người đàn ông sinh sống ở Nhật Bản, sinh ngày 5 tháng 8 năm 1975.

Tuy nhiên, do quyết định ghi lại blockchain bằng tiếng Anh và sự thông thạo ngôn ngữ. Nên niềm tin chung từ cộng đồng blockchain cho rằng Nakamoto là người gốc Nhật Bản, có thể là người châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Là blockchain, cụ thể hơn là mạng Bitcoin, có tính minh bạch và bất kỳ ai cũng có thể xem số lượng bitcoin mà Nakamoto đang nắm giữ. Ông ấy được biết hiện đang nắm giữ khoảng 1 triệu bitcoin.

Có rất nhiều các giả thuyết về lý do tại sao Nakamoto đưa ra quyết định ẩn danh, tuy nhiên phần lớn các giả thuyết cho rằng ông là một nhà phát triển có tính hơi rụt rè, đơn giản và không mong muốn được chú ý tới mình.

Có một điều cũng đáng được lưu ý đó là Satoshi Nakamoto không phải người đầu tiên xây dựng những viên gạch đầu tiên của blockchain. Trong thực tế, không có công nghệ nào được sử dụng trong blockchain là mới cả, và nó đã xuất hiện được vài năm. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều công hệ hiện tại kết hợp lại với nhau, chúng tạo ra một sản phẩm mang tính cách mạng là công nghệ blockchain.

5/5 (1 Review)