WordPress và Joomla: Nên lựa chọn CMS nào cho website của bạn?

0
wordpress và joomla

Lựa chọn CMS (Content Management System) là một quyết định khá quan trọng – bởi nó có thể gây ra những tác động to lớn đến website của bạn. Hiện nay có sẵn vô số các CMS mà bạn có thể dễ dàng thấy trên internet, mỗi loại sẽ có có những ưu và nhược điểm riêng khác nhau. Và thường thì các fan cuồng của nền tảng nào thì họ sẽ cố gắng tìm cách kéo sự nổi tiếng cho nền tảng đó. Tuy nhiên, trong số các CMS nổi tiếng và phổ biến nhất hiện nay, có hai cái tên khá quen thuộc đối với hầu hết những người phát triển wesite là: wordpress và joomla.

Cả hai nền tảng này đều nổi tiếng và phổ biến vì khả năng dễ sử dụng, khả năng mở rộng các tùy biến, và cả hai đều có cộng đồng lớn người dùng tích cực hưởng ứng. Mặc dù WordPress và Joomla đều có những ưu điểm và nhược điểm gần như là tương tự nhau: mang phong cách hiện đại, đầy đủ tính năng để xây dựng một website chuyên nghiệp. Vậy làm thế nào để bạn có thể biết, để cân nhắc lựa chọn cái nào phù hợp nhất để làm website cho bạn?

Không cần phải lo lắng gì cả! trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn so sánh hai nền tảng này với nhau – để xác định xem nền tảng nào phù hợp nhất.

So sánh WordPress với Joomla

Có một sự khác biệt cơ bản giữa WordPress và Joomla chính là: Joomla ngay từ thời điểm khởi đầu đã là một CMS – nghĩa là tác dụng của nó phục vụ như kiểu một trang cổng thông tin, trong khi đó, ban đầu WordPress chỉ là nền tảng tập trung vào blog cơ bản mà thôi. Tuy nhiên, ngày nay cả WordPress lẫn Joomla đều có thể sử dụng và ứng dụng cho bất kỳ thể loại website nào.

Từ góc nhìn về mặt kỹ thuật của mình, cả WordPress và Joomla đều không thể tự hoạt động độc lập như các phần mềm cơ bản được – chỉ có thể hoạt động khi được cài đặt trên một webserver. Webserver là thứ mà bạn có thể dễ dàng thuê sử dụng từ một đối tác thứ ba cung cấp các dịch vụ hosting hay VPS, ngoài ra bạn cũng có thể tự dựng một webserver trên hệ thống của mình.

Nếu bạn muốn xây dựng một website, vấn đề quan trọng bạn cần quan tâm ở đây là: liệu bạn có thể hiểu được các thông số kỹ thuật phần mềm, làm việc với server và đối mặt với các khía cạnh xử lý về mặt kỹ thuật nói chung được hay không?

Từ trước đến nay, Joomla thường hướng tới nhóm người sử dụng là các developer – người không ngại ngần làm việc với server. Trong khi đó, WordPress luôn khá tiện dụng, dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu.

Ví dụ, để bắt đầu xây dựng một website sử dụng WordPress, bạn chỉ cần thực hiện theo một số bước sau đây:

  1. Lựa chọn hosting cho website.
  2. Trong quá trình đăng ký, nếu nhà cung cấp hosting cho phép cài đặt WordPress tự động – bạn có thể lựa chọn tùy chọn này và chờ quá trình cài đặt tự động xong là có sản phẩm, nếu không thì bạn buộc phải cài WordPress bằng tay.
  3. Hoàn thành quá trình thiết lập cấu hình hosting và đăng nhập vào Dashboard WordPress.
  4. Cấu hình site, cài đặt theme (giao diện) và một số plug-in cần thiết.

Còn đối với Joomla, nó không cho phép bạn cài đặt dễ dàng như vậy. Hosting không cho phép Joomla thực hiện quá trình cài đặt tự động, nghĩa là bạn phải làm hầu hết mọi thứ bằng tay.

Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn và chưa biết CMS nào tốt hơn? Tiếp tục với phần so sánh chi tiết dưới đây:

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO (Search Engine Optimization)

Nếu chúng ta so sánh khả năng SEO (Search Engine Optimization) của cả hai nền tảng này với nhau, Joomla có lợi thế hơn hẳn so với WordPress. Vì nó cho phép người dùng thiết lập metadata descriptions và keyword cho các bài viết, giống như sau:

SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Về phía WordPress, hiện có rất nhiều plugin hỗ trợ SEO phổ biến như Yoast SEO và RankMath – khá mạnh mẽ, cung cấp cho chúng ta nhiều tính năng hữu ích cho SEO – mọi người có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng các plugin này chỉ trong vòng vài phút.

Yoast SEO phân loại điểm số SEO theo các khu vực khác nhau bằng cách sử dụng các button tín hiệu màu đỏ, vàng và xanh để cho biết điểm số SEO từng khu vực. Hơn nữa, plugin cho bạn biết chính xác cách để cải thiện điểm số trong mỗi khu vực, bên cạnh đó nó còn đánh giá cả khả năng dễ đọc cho mỗi bài viết của bạn.

Trong quá trình thử nghiệm, mình thấy Easy Frontend SEO (EFSEO) là trang bị SEO cho Joomla tốt nhất, tương tự như Yoast SEO. Nó cho phép bạn thực hiện trên nhiều tác vụ tương tự như Yoast – như là chỉnh sửa thông tin metadata trực tiếp ngay trên website của bạn, bên cạnh đó nó cũng có chế độ tự động tạo dữ liệu này mà không cần bạn phải nhập thủ công.

Về mặt SEO, WordPress có phần lợi thế hơn.

2. Security

Khi nói đến vấn đề security, bất kỳ hệ thống nào cũng luôn có điểm yếu nào đó – và câu hỏi ở đây là: nền tảng nào có độ bảo mật tốt hơn?

security

Do tính phổ biến, nên WordPress thường là một mục tiêu được nhắm tới bởi nhiều cá nhân và tổ chức, và cũng là nền tảng CMS có nhiều lỗ hổng bảo mật nhất. Mỗi lần cài đặt WordPress, là cần phải cài theo hàng loạt các plugin hỗ trợ và theme cho CMS.

Mặc dù tính năng plug-in này khá hữu dụng, nhưng xét về mặt bảo mật thì nó cũng chính là cơn ác mộng to lớn. Bởi WordPress không đảm bảo rằng mọi plugin mà bạn cài đặt đều có các tiêu chuẩn an toàn, tương thích với các phiên bản mới hơn của CMS.

Hơn nữa, WordPress không cung cấp tính năng bảo mật cơ bản như kết nối SSL (Secure Socket Layer) trên dashboard của nó – và bạn sẽ cần phải chỉnh sửa vài file hoặc cài plugin để kích hoạt tính năng này – hoặc là xác thực 2 lớp (2FA). Trong thực tế, hầu hết các tính năng bảo mật của WordPress đều dựa vào các plugin được cài đặt trên website.

Mặt khác, Joomla cung cấp cho chúng ta cả hai tùy chọn bảo mật để buộc người dùng phải sử dụng kết nối qua SSL và 2FA. Ngoài ra, nó cùng cung cấp một tập các extention bảo mật riêng, và các nhà phát triển của họ luôn duy trì một danh sách các extentions với các lỗ hổng bảo mật đã biết.

Tóm lại, khi nói đến vấn đề security, Jooomla tốt hơn hẳn so với WordPress.

3. Khả năng tùy biến

Như mình đã nói ở trên, WordPress có hỗ trợ plugin còn Joomla hỗ trợ cài đặt extentions.

Cả hai CMS đều có danh sách các plugins hỗ trợ khá nhiều. Nhưng xét về mặt số lượng, WordPress vẫn có nhiều plugins hơn hẳn so với Joomla. Tuy nhiên, khi xem xét qua các plugin hàng đầu trên mỗi nền tảng, mình thấy các dịch vụ của WordPress cung cấp các tiện ích tốt hơn nhiều.

khả năng tùy biến wordpress vs joomla

Bạn không cần phải tin lời mình – đơn giản chỉ là so sánh hai công cụ mà mình đã trình bày ở trên là Yoast SEO và EFSEO đã cho chúng ta biết:

Tiếp tục, khi nói đến khả năng tùy biến trên trang web, cả hai nền tảng WordPress và Joomla đều hỗ trợ cài đặt giao diện theo kiểu như cài đặt plugin vậy. Để tìm kiếm giao diện cài đặt cho website, WordPress có nhiều nhà phát triển giao diện hơn hẳn so với Joomla. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình hàng loạt các giao diện ưng ý được sắp xếp theo danh mục lĩnh vực ngay trên các chợ theme như themeforest, còn Joomla, để tìm một giao diện ưng ý cũng hơi khó.

Xét về mặt giao diện – khả năng tùy biến thì WordPress nổi trội hơn hẳn so với Joomla.

4. Quản lý nội dung

Cả WordPress lẫn Joomla đều là những CMS phức tạp, cho phép người dùng tạo và quản lý bất kỳ loại website nào. Mặc dù WordPress thường được sử dụng cho mục đích làm blog, nó cũng là một giải pháp khá tuyệt vời để làm landing page và thậm chí là cả các website phức tạp.

quản lý nội dung

Mặc khác, Joomla nổi tiếng vì sự phức tạp của nó – mặc dù nó không cung cấp cho người dùng nhiều tài liệu triển khai một cách phổ biến. Một website được xây dựng với Joomla có thể được phát triển thành bất kỳ thể loại website nào mà bạn muốn, nhưng việc học hỏi nền tảng này sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi nhà phát triển cần phải có kinh nghiệm trong việc phát triển website.

Khi nói về mặt quản lý nội dung, WordPress cho phép người dùng quản lý nội dung một cách dễ dàng. Bất cứ ai cũng có thể cài đặt nền tảng này và biết cách tạo bài viết, tạo trang hoặc các loại bài viết tùy chỉnh – chỉ trong vòng vài phút đồng hồ. Trong khi đó, Joomla sẽ khó hơn hơn chút so với WordPress.

Kết luận

Tóm lại là, Joomla linh hoạt hơn nhiều so với WordPress. Nó cung cấp một hệ thống tùy chỉnh đáng kinh ngạc có thể hầu hết mọi người đều muốn, và nó cho phép bạn thực hiện nhiều tùy chỉnh nhỏ mà không cần dựa vào plugin. Tuy nhiên, giữa WordPress và Joomla – khi muốn lựa chọn loại CMS nào phù hợp nhất cho thiết kế website của bạn – thì bạn phải xem khả năng của mình đến đâu trước khi lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn là người mới bắt đầu phát triển website, thì nên chọn WordPress vì tính dễ sử dụng, còn khi quan tâm đến bảo mật và khả năng tùy chỉnh – thì bạn nên sử dụng Joomla.

5/5 (2 Reviews)