Landing page là gì? Cách tăng trưởng tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả

0
landing page

Landing page là gì? Và tại sao bạn nên sở hữu một landing page hoành tráng?

Landing page hay trang đích là những yếu tố cần thiết đối với bất kỳ chiến dịch marketing nào. Chúng được thiết kế để điều hướng truy cập dẫn đến một hành động cụ thể nào đó. Ví dụ như mua hàng hay đăng ký bản tin email trên website của bạn.

Một số doanh nghiệp có cả đống landing pages, còn một số khác lại chỉ có rơi rớt 1 đến 2 cái. Tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa biết landing page là gì, thì tại bài viết này mình sẽ trình bày và giải thích rõ ràng cho các bạn hiểu landing page là gì.

Nếu bạn đã có một website, trên website đó có một trang chủ, một trang giới thiệu, một trang liên hệ và một trang blog. Tất cả những trang này được gắn link điều hướng trên thanh header hoặc footer trên website của bạn.

Landing page thường sẽ tồn tại bên ngoài những liên kết được gắn trên thanh header hoặc footer này, và nó sẽ trông khác hẳn so với các trang thông thường trên website của bạn. Bởi vì chúng cần truyền đạt một thứ gì đó quan trọng, hoành tráng, bắt mắt, hấp dẫn người đọc và hướng tới những đối tượng người dùng truy cập cụ thể.

Vậy, landing page là gì và nó hoạt động ra sao? Landing page được sử dụng cho mục đích gì? Và làm sao để bạn có thể xây dựng được nó? Tiếp theo mình sẽ giải thích cho các bạn ở phần tiếp theo sau đây.

Landing page là gì?

Landing page là một trang trên website của bạn, điều hướng trực tiếp người dùng tới một hành vi cụ thể (ví dụ mua hàng). Nó được gọi là landing page, bởi vì thường bạn sẽ phải điều hướng lưu lượng đến từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

Ví dụ, khi bạn chạy quảng cáo facebook, bạn sẽ tạo ra một chiến dịch để quảng bá sản phẩm mới nhất của bạn.

Trong trường hợp có một ai đó nhấn vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển hướng tới website của bạn. Điều này giúp bạn có thể cung cấp thêm thông tin bổ sung, các chính sách và các ưu đãi tới người dùng.

Xem thêm: Giữa wordpress và Joomla nên lựa chọn CMS nào làm landing page?

Cũng có thể bạn sẽ đặt nút mua hàng ngay trên phần quảng cáo facebook luôn, nếu như bạn đã cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin để họ đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu mọi người đăng ký nhận bản tin email trên website của bạn. Khi ai đó click vào liên kết, họ sẽ được chuyển hướng tới phần nhập thông tin email.

Vậy cuối cùng bạn đã hiểu rõ landing page là gì chưa? Nói một cách đơn giản nhất, nó là một nơi khách hàng dừng chân lại và bạn có thể thuyết phục họ làm những điều mà bạn muốn.

Phân biệt giữa Landing Page và Home Page

Về cơ bản, landing page và home page về hình thức hoạt động khác giống nhau. Cả hai đều được thiết kế để điều hướng trực tiếp đến website của bạn. Tuy nhiên, landing page thường sẽ là phần chứa thông tin cụ thể hơn trang chủ.

Nếu bạn có một website thương mại điện tử, bạn sẽ có rất nhiều các sản phẩm khác nhau để bán. Trang chủ website của bạn thường sẽ làm nổi bật lên những sản phẩm được bán chạy nhất trong danh sách tất cả các sản phẩm. Trong khi đó thì một landing page sẽ chỉ tập trung vào môt dòng sản phẩm duy nhất.

Bên cạnh đó, trang homepage cần phải thu hút toàn bộ khách truy cập đến. Bất cứ ai cũng có thể cảm thấy rằng đây là một nơi chứa đựng tất cả những gì họ muốn.

Mình sẽ nói thêm một lần về nữa về landing page, nó là một trang được sử dụng để điều hướng lưu lượng hướng tới một hành động rất cụ thể nào đó. Do đó, nó cần phải được nhắm mục tiêu đến một đối tượng nhỏ rất cụ thể trong tất cả khách hàng mục tiêu trên trang web của bạn.

Tuy nhiên không hề có bất kỳ một quy tắc nào để triển khai nhanh hay chậm khi nói về landing page và homepage. Một số doanh nghiệp chỉ có một sản phẩm, vậy trang homepage của họ có thể được sử dụng để phục vụ như là một landing page được không?

Đối với những trang web có nhiều sản phẩm, họ buộc phải thu nhỏ khách hàng mục tiêu lại, và với doanh nghiệp chỉ có một sản phẩm, họ sẽ không cần phải thu nhỏ mục tiêu thêm chút nào nữa, bởi trang homepage đã được xem như là landing page luôn rồi.

Làm thế nào mà landing page có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi được?

Landing page gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách tập trung vào khách hàng dựa trên một hành động vi thể nào đó. Landing page chất lượng sẽ cung cấp cho khách hàng những lời đề nghị hấp dẫn nhất mà họ sẽ không thể từ chối nó.

Mục tiêu của landing page là gì? Để khiến cho mọi khách truy cập thực hiện hành động mà mình mong muốn. Hành động càng phức tạp, đòi hỏi ban sẽ cần phải càng đầu tư và chăm chỉ để khiến người dùng thực hiện hành động.

Ví dụ: khi bạn đăng ký tham dự webbinar thì khả năng bạn tham dự sẽ dễ hơn so với việc bạn phải mua một sản phẩm. Bạn không cần phải trả tiền hay thanh toán bất kỳ khoản phí nào, điền thông tin vào phiếu hay gì loằng ngoằng hết.

Đó là lý do tại sao bạn sẽ muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi trên landing page dành riêng cho những hành động cụ thể mà không phải thanh toán. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn không thể dùng landing page để bán hàng.

Bạn sẽ phải lựa chọn hình ảnh, sao chép landing page và tạo ra các nút kêu gọi hành động mua hàng sao cho hợp lý trong phần tiếp theo. Mình sẽ nói tổng quan về các thành phần cơ bản của một landing page bên dưới, và bạn sẽ hiểu được cách nó hoạt động ra sao.

Các loại landing page

Có hai loại landing page cơ bản: loại mà bạn tạo ra để thu hút mọi người tại phần đầu trang web và loại mà bạn tạo để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tại phần cuối trang web.

Landing page đầu trang: bạn sẽ không nên bán thứ gì cả tại đây. Chúng được thiết kế để gia tăng lượng khách hàng mục tiêu, để lấy được thông tin liên hệ của họ, theo dõi họ trên mạng xã hội, kêu gọi tham gia sự kiện trực tuyến như live stream và thực hiện một số hành động khác nữa – để đưa họ tiến gần đến giai đoạn chuyển đổi mua hàng.

Landing page cuối trang: điều hướng trực tiếp khách mua hàng trực tiếp luôn từ bạn. Và đây là vị trí thuận lợi để tập trung kêu gọi hành động từ khách hàng.

Ví dụ về một landing page chất lượng

Một landing page đẹp có thể truyền cảm hứng cho bạn trong việc thiết kế ra một landing page chuyên nghiệp hơn, và nó cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý cũng như một số nguyên tắc cần thiết của một landing page.

3mdecor

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ về một landing page là website 3MDECOR.

Khi truy cập vào trang chủ website này, bạn sẽ thấy toàn bộ màn hình là một hình nền dạng background chìm, có một số dòng chữ chạy chậm hiện dần lên giới thiệu về thương hiệu. Có một dòng tiêu đề, một tiêu đề nhỏ và một button kêu gọi hành động. Và nút kêu gọi hành động này có cùng màu sắc với màu của logo, làm nổi bật trên nền tối của background.

Các thành phần chính trong landing page

Ở trên bạn đã xem qua về ví dụ một landing page như thế nào rồi, sẽ như thế nào nếu bạn muốn chia landing page thành nhiều thành phần khác nhau? Tiếp theo chúng ta sẽ kiểm tra các thành phần quan trọng nhất của một landing page, và như vậy bạn sẽ có thể phân tích và thiết kế landing page cho riêng bạn.

Lời đề nghị

Bạn nên truyền đạt lời đề nghị của bạn thông suốt một landing page. Làm cho lời đề nghị trở nên rõ ràng hơn trong phần tiêu đề, phần thân trang và cuối cùng là kêu gọi hành động.

Nếu khách truy cập không biết được họ muốn gì từ bạn, thì làm thế nào họ mới có thể đáp ứng mong muốn cho bạn được? Nên bạn cần phải làm sao cho rõ ràng phần này. Ngôn từ sáng tạo là một trong những cách hữu ích để truyền tải lời đề nghị tới khách hàng.

Bố cục và điều hướng trang

Thanh điều hướng trên landing page: thường gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà digital marketing. Một số người thì nói nên loại bỏ hoàn toàn thanh điều hướng đi ngoại trừ nút kêu gọi hành động (CTA). Trong khi một số khác chỉ ra rằng landing page nên có một nơi để giúp khách hàng tìm đến những thông tin bổ sung hữu ích khác.

Nên bạn hãy cân nhắc và kiểm tra thử xem trường hợp nào sẽ phù hợp cho landing page của bạn nhất. Ban đầu bạn nên xóa hết các thành phần điều hướng, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng textlink trong phần landing page nếu nó hữu ích cho người dùng.

Về phần bố cụ landing page: bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Hãy xem xét liệu rằng việc sử dụng kiểu bố cục một cột mà không cần thanh sidebar. Bạn sẽ muốn đặt hầu hết các thông tin quan trọng tại đầu trang, như vậy khách truy cập sẽ không thể bỏ lỡ những thông tin hữu ích đó. Và bạn hoàn toàn cũng có thể sắp xếp nhiều thông tin quan trọng hơn trên màn hình đầu tiên.

Thiết kế

Hình ảnh lớn thường sẽ hữu ích và hiệu quả trên một landing page. Thiết kế một landing page không cần nhiều màu sắc và hình ảnh hấp dẫn sẽ như thế nào?

Bạn hãy xem sơ qua về các mẫu thiết kế landing page bên trái và bên phải và cảm nhận thử bằng mắt trong trường hợp bạn là khách truy cập. Hãy đảm bảo rằng landing page của bạn không quá lộn xộn và phức tạp, bởi sẽ khiến khách truy cập cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển, dẫn đến dễ dàng đánh mất khách hàng tiềm năng.

Bản sao

Bản sao landing page là cực kỳ cần thiết, bởi vì nó là cách duy nhất để làm cho trang web của bạn dễ dàng được khám phá hơn thông qua công cụ tìm kiếm. Sử dụng bản sao kết hợp với các từ khóa chính xung quanh phần lời đề nghị – sẽ làm khách truy cập cảm thấy hấp dẫn hơn.

Hãy sử dụng các tính từ và động từ trong phần tiêu đề và phụ đề trên landing page. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc đi đọc lại phần tiêu đề và phụ đề để tránh xảy ra những lỗi ngớ ngẩn, kiểu như bạn đọc mà bạn còn chẳng hiểu gì cả, cũng như font chữ cần phải rõ ràng, dễ đọc.

Form

Form landing page là gì? Nó là một tập các các trường nhập thông tin yêu cầu người dùng phải tương tác với chúng. Ví dụ như form thông tin liên hệ yêu cầu nhập tên, địa chỉ email và lời nhắn. Một số form chỉ cần có một đến hai form như tên và địa chỉ email, trong khi một số loại form khác cần rất nhiều trường thông tin khác nhau.

Form nên phù hợp với phong cách thiết kế của landing page, nhưng vẫn đủ làm nổi bật để khiến khách truy cập chú ý tới nó. Hãy đảm bảo rằng khách truy cập biết chính xác những gì mà họ sẽ nhận được khi họ điền đầy đủ thông tin vào form của bạn và họ cách mà họ sẽ nhận được.

Ví dụ: bạn có thể tặng cho khách truy cập vào landing page một cuốn ebook với điều kiện họ phải nhập thông tin tên và địa chỉ email của họ.

Kêu gọi hành động (Call to action)

Lời kêu gọi hành động hay call to action là thành phàn quan trọng nhất đối với bât kỳ một landing page nào. Nó nói cho khách truy cập biết họ sẽ thực hiện những gì tiếp theo trên landing page của bạn.

Sử dụng bản sao độc đáo và duy nhất cho nút CTA (call to action) trên landing page của bạn. Nếu có thể, hãy đảm bảo rằng màu sắc khác nhau so với các thành phần khác trên trang để làm cho nút kêu gọi hành động nổi bật và rõ ràng hơn.

Tạo landing page như thế nào?

Cách dễ nhất để tạo ra một landing page chính là sử dụng các template landing page có sẵn. Landing page template là gì? Nó là các trang web đã được thiết kế sẵn trước đó mà bạn sẽ chỉ cần điền đầy đủ các thông tin chi tiết của bạn vào đó là xong.

Có rất nhiều các mẫu template cao cấp phù hợp cho việc xây dựng một landing page chuyên nghiệp. Bạn không cần phải biết về bất kỳ kỹ thuật coding nào để thay đổi tiêu đề, phần thân nội dung, CTA và các thành phần khác.

Thậm chí nếu bạn không có một landing page được xây dựng trước đó, bạn có thể tạo một landing page bằng cách chỉnh sửa trang web sẵn có của bạn bằng cách xóa bớt các thành phần mà bạn cảm thấy dư thừa. Một cách khác nữa để tạo ra một landing page đẹp chuyên nghiệp chính là bạn hãy tìm đến một nhà thiết kế website uy tín để họ tư vấn và hỗ trợ bạn.

Làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên landing page?

Một landing page có giá trị gì không nếu như nó không có khả năng chuyển đổi khách hàng? Chắc chắn là không rồi!

Bạn có muốn phần lớn lưu lượng truy cập được chuyển đổi trên landing page của bạn? Hãy làm theo một số mẹo sau đây để tạo cơ hội giúp tăng cường tỷ lệ chuyển đổi.

Hiểu khách truy cập website của bạn muốn gì

Bạn cần phải cực kỳ hiểu rõ khách truy cập website muốn gì để khiến cho họ chuyển đổi. Mục đích chính của họ trên landing page là gì để có thể chuyển đổi? Làm thế nào để họ đưa ra quyết định mua hàng? Những tính năng hay lợi ích gì sẽ gây ấn tượng cho họ?

Khi bạn quảng cáo tiếp thị đến cho một người nào đó mà họ đã hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ cũng như giá thành. Chắc chắn bạn sẽ muốn tập trung vào landing page để nhấn mạnh những giá trị mà bạn muốn truyền tải. Nếu bạn có thể cung cấp một đợt giảm giá sản phẩm trên landing page, thì chắc chắn cơ hội bán hàng của bạn sẽ cao hơn.

Hãy làm cho khách truy cập website của bạn cảm thấy họ được an toàn khi cung cấp các thông tin riêng tư của họ cho bạn. Khi yêu cầu thông tin email, hãy cam kết với họ rằng thông tin quyền riêng tư của họ được bảo vệ cẩn thận và chúng sẽ được giữ an toàn.

Xem cách khách truy cập điều hướng trên landing page ra sao

Sau khi tạo xong landing page, hãy sử dụng các công cụ theo dõi giám sát khách truy cập để hiểu rõ hơn về hành vi tương tác trên landing page của họ. Công cụ sẽ nói cho bạn biết người dùng click vào đâu, họ cuộn trang xuống để xem thế nào và thời gian họ xem trang trong bao lâu.

Ghi lại thao tác người dùng cũng là một cách cực kỳ hữu ích.

Ví dụ: nếu một người dùng gặp vấn đề khi điền thông tin vào form trên landing page, bạn sẽ biết được rằng bạn cần đơn giản hóa hoặc làm cho form thông tin trở nên rõ ràng hơn.

Kỹ thuật kiểm tra A/B các thành phần

Chạy kiểm tra A/B cho phép bạn cải thiện các thành phần khác trên landing page qua thời gian. Bạn có thể thay đổi tiêu đề, kêu gọi hành động, hay là hình ảnh trên landing page để phân tích kiểu landing page nào sẽ hấp dẫn người dùng phản hồi lại nhiều nhất.

Rất nhiều nhà quảng cáo marketing mắc sai lầm khi cho rằng họ biết chắc chắn khách hàng sẽ biết làm gì trên landing page.

Kiểm tra chỉ là một cách để góp phần tăng cường tỷ lệ chuyển đổi dựa trên nguồn dữ liệu và thực tế. Nếu bạn không kiểm tra A/B, bạn có thể sẽ mất đi một lượng khách hàng được chuyển đổi khi thiết kế landing page đấy.

Trang cảm ơn

Lòng biết ơn không bao giờ là điều xấu xa cả khi nói đến marketing cả. Trang cảm ơn là một trang người dùng sẽ thấy sau khi họ chuyển đổi trên landing page. Một landing page có giá trị gì nếu như bạn không cho người dùng biết rằng họ đã thực hiện hành động thành công?

Trang cảm ơn còn nói cho người dùng biết rằng họ đã hoàn thành những điều mà bạn muốn họ thực hiện, cũng như cảm kích thời gian mà họ dành cho bạn.

Kết luận

Landing page là gì? Nó là một cách điều hướng trực tiếp lưu lượng truy cập website hướng đến một hành động cụ thể. Nếu không có landing page, bạn sẽ không thể nhắm cũng như thu hẹp khách hàng mục tiêu của bạn được.

Nếu bạn không có bất kỳ lượng truy cập nào đến landing page, nghĩa là bạn đã lãng phí toàn bộ thời gian và công sức để tạo ra nó.

Bạn có thể tiếp tục việc kiểm tra A/B cho đến khi landing page đã đáp ứng được mong muốn của khách truy cập. Sau đó bạn có thể di chuyển đến landing page khác.

Kiểm tra càng nhiều, bạn sẽ càng biết nhiều hơn về hành vi của khách truy cập website của bạn.

5/5 (1 Review)