API là gì? Tại sao nó quan trọng?

0
api la gi

Có thể bạn chưa biết, hầu hết mọi thứ bạn đạng sử dụng trên internet hiện nay đều chạy trên các API. Cụm từ viết tắt này giúp bạn xử lý mọi việc, như so sánh giá vé máy bay trên internet, cho phép bạn nhúng bản đồ google maps vào website, hay cho phép thanh toán ngân hàng online qua thẻ tín dụng.

Nhưng API là gì và tại sao nó lại cực kỳ quan trọng đối với chúng ta? Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về API và cách chúng liên quan đến cuộc sống hàng ngày:

Một API là gì?

API là từ viết tắt của Application Programming Interface hay giao diện lập trình ứng dụng. Là cách thức giao tiếp giữa các ứng dụng với nhau dựa trên các thỏa thuận đầu vào sẽ cung cấp đầu ra tương ứng.

Trong khái niệm trên mình sẽ giải thích ý nghĩa của từng từ trong cụm từ API như sau:

Application: Có thể là các ứng dụng mà bạn sử dụng trên smartphone hoặc một chương trình phần mềm bạn đạn dùng.

Programming: Các nhà phát triển sử dụng API để viết phần mềm.

Interface: Là cách mà bạn tương tác với ứng dụng.

Để dễ hiểu, mình sẽ so sánh API với việc gọi đồ uống tại quán bar. Khi bạn bước lên quầy bar, bạn sẽ được cung cấp một chiếc menu với danh sách đồ uống. Có một sự thỏa thuận ở đây hoặc khái niệm của API, nơi mà bạn sẽ đặt một loại thức uống và nhân viên sẽ phục vụ cho bạn món thức uống đó.

Chiếc menu được đưa cho bạn gọi món là interface. Tất cả thức uống được liệt kê trong menu là những gì người bartender đồng ý sẽ phục vụ bạn. Khi bạn yêu cầu chính xác một loại thức uống nào đó trên menu, bạn sẽ nhận được nó. Nhưng nếu bạn yêu cầu thức uống gì đó không nằm trên menu, như là vodka martini thay vì gin martini, bartender sẽ nói cho bạn không có, bởi vì họ không phục vụ thức uống đó.

Trong trường hợp bạn muốn gin martini được vận chuyển đến nhà. Bạn gọi một dịch vụ vận chuyển và bạn đặt hàng một chai martini. Khi bạn đặt hàng, một người nào đó sẽ nói cho bartender biết về đơn đặt hàng của bạn, bartender sẽ pha chế martini và sau đó sẽ có người vận chuyển đến nhà cho bạn. Đây là một ví dụ về một dịch vụ được xây dựng trên “API” (menu).

api

Các loại API hiện nay

Public API được ban hành bởi các công ty như Facebook và Shopify với hy vọng các nhà phát triển sẽ dùng chúng để xây dựng các chương trình từ nền tảng của họ. Công ty sẽ đó sẽ chia sẻ một tập các dữ liệu đầu vào và bạn có thể dùng chúng để lấy những thông tin mong muốn. Đối với mỗi thông tin đầu vào, khi nhận được sự đồng ý, họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầu ra tương ứng.

Bạn không cần phải gửi ứng dụng của bạn tới họ để được phê duyệt đối với Public API. Họ thường sẽ chỉ ghi lại tài liệu và những tài liệu đó có thể được truy cập bởi bất kỳ ai mà không cần trình bày gì quá nhiều.

Ví dụ Public API: Chắc bạn biết rằng hiện nay các hoạt động kinh doanh đều diễn ra trên facebook, những người bán hàng thường sẽ tạo trang page riêng. Và để bán hàng hiệu quả hơn, những người bán hàng sẽ tìm đến các công ty phần mềm cung cấp dịch vụ tăng like, lấy danh sách người dùng từ một group, fanpage khác và kết bạn hàng loạt với họ. Hay gửi tin nhắn hàng loạt đế những khách hàng tiềm năng này. Và với Public API đó, bất kỳ ai cũng có thể truy cập kho API Facebook và tạo được một ứng dụng tăng like giống như ở trên.

facebook api

Private API được dùng nội bộ tại một công ty. Nếu một công ty có nhiều sản phẩm phần mềm, các API được sử dụng cho phần mềm để “nói chuyện” với các phần mềm khác. Các thành phần của API có thể thay đổi tùy theo ý thích của mỗi công ty, bởi vì một thay đổi trên Public API sẽ vấp phải rất nhiều sự phản đối khác nhau.

Ví dụ về Private API: Khi bạn dùng internet banking của ngân hàng A, bạn sẽ có rất nhiều cách để truy cập vào tài khoản ngân hàng của mình như: trình duyệt web, ứng dụng trên điện thoại Android, ứng dụng IOS,… Tất cả những phần mềm này đều sử dụng Private API do chính ngân hàng ban hàng sử dụng nội bộ. Và bạn không có quyền, cũng như không được phép truy cập, trích xuất dữ liệu ngân hàng từ các API.

Tại sao API lại quan trọng với chúng ta?

Như đã đề cập trước đó, việc sử dụng internet thường web chạy các ứng dụng trên API. Thay vì truy cập trang web của bốn công ty khác nhau tại bốn thời điểm khác nhau, bạn có thể sử dụng một phần mềm để truy cập trang web của tất cả bốn công ty đó tại cùng một thời điểm.

Các ứng dụng sử dụng API làm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn

Nếu bạn là người thường hay đọc tin tức, chắc chắn bạn biết một ứng dụng đi nhờ xe khá phổ biến tại Việt Nam như Grab Car. Ứng dụng này dùng các API google maps để hiển thị tài xế nào đang gần bạn nhất cũng như tìm đoạn đường gần nhất, và hiện ước tính giá tiền cho đoạn đường bạn sẽ đi. Nó giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian vì phải tìm kiếm phương tiện đi lại, cũng như làm giảm chi phí đi lại tới mức tối đa.

Mở rộng hoạt động kinh doanh với API

Tiềm năng kinh doanh có thể được mở rộng khi các công ty cung cấp một API là rất lớn. Có rất nhiều tài nguyên mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho các nhà phát triển. Với các API có sẵn, các nhà phát triển có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ tới nhiều người hơn nữa.

Ví dụ tốt nhất trong trường hợp này có thể kể đến là Zalo Pay, có thể kết nối nhiều ngân hàng lại với nhau và có thể giao dịch tiền giữa các ngân hàng ngay trên nền tảng này. Các ngân hàng cho phép Zalo Pay kết nối tới API của họ, và bạn có thể quản lý ví tiền của mình tốt hơn, những vẫn tiếp tục là khách hàng của các ngân hàng đó.

4 Điều bạn nên biết về API

Tóm lại, dưới đây là năm điểm bạn nên biết về API

  1. Các nhà phát triển làm việc với API để tạo phần mềm và ứng dụng là chủ yếu. Và rất hiếm khi những end user tương tác trực tiếp đến API.
  2. API hoạt động như một chiếc cổng, cho phép các công ty chia sẻ thông tin được chọn nhưng vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn.
  3. API có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn. Khi các hãng hàng không chia sẻ API của họ cho các nhà phát triển, bạn có thể dễ dàng tìm được các vé máy bay giá rẻ từ các trang web so sánh.
  4. Các doanh nghiệp xây dựng nên API. Phần mềm Zala Pay là một ví dụ về phần mềm được xây dựng dựa trên các API từ các ngân hàng cung cấp.
5/5 (1 Review)