Hướng dẫn cơ bản về quảng cáo Google Ads 2019

0
hướng dẫn google adword

Nếu bạn đang có ý định hay xem xét việc chi tiền chạy quảng cáo Google ads, để tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng. Khi đó sẽ tốt hơn nếu bạn chi tiêu khoản tiền này đúng nơi cần thiết. Bởi, ở đâu đó trên thế giới này có hơn 246 triệu khách truy cập, 3.5 tỷ lượt tương tác mỗi tuần.

Nơi nào đó ví dụ như Google Ads

Google Ads được ra mắt chỉ hai năm sau khi Google trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới. Nền tảng quảng cáo này xuất hiện vào khoảng tháng 10 năm 2000 với tên gọi Google Adword, nhưng sau đó họ đã đổi tên thương hiệu này thành Google Ads vào năm 2018.

Google Ads là nền tảng quảng cáo trả tiền với hình thức Pay-Per-Click (trả tiền cho mỗi lượt click), nơi mà bạn sẽ sẽ phải trả tiền cho mỗi lượt click từ khách hàng khi họ click quảng cáo truy cập website (PPC) hoặc trả tiền dựa trên số lượt hiển thị (CPM) đối với một chiến dịch. Chiến dịch quảng cáo càng tốt, lượt click vào website của bạn sẽ càng tăng, và khả năng tìm được khách hàng tiềm năng càng cao. (Và trong bài hướng dẫn này mình sẽ trình bày cho các bạn cách tạo một chiến dịch quảng cáo tối ưu và hiệu quả)

Quảng cáo từ nền tảng trên nhiều kênh khác nhau như Google, Youtube, Blogger, và trên hàng triệu website khác nữa được biết đến với tên gọi mạng hiển thị Google (Google Display Network). Với phạm vi tiếp cận của Google cực lớn, cơ hội để quảng cáo của bạn được thấy (click quảng cáo) sẽ càng cao.

Trong bài viết này mình sẽ nói cho bạn những điều cần thiết để bắt đầu chiến dịch digital marketing trên Google. Mình sẽ đi qua một số tính năng cụ thể cho từng nền tảng và chỉ cho bạn cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, để đạt được kết quả tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo của bạn.

Google Ads có hiệu quả không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ xem xét qua một số số thống kê sau. Google có tỉ lệ click chuột gần 8%. Hiển thị quảng cáo đạt khoảng 180 tỷ lượt xem mỗi tháng. Đối với người dùng sẵn sàng trả tiền quảng cáo trên Google, tỷ lệ click chuột lên tới 65% . 43% khách hàng thường sẽ mua thứ gì đó khi họ xem quảng cáo trên Youtube. Với một chiến dịch quảng cáo được tối ưu hóa, bạn có thể tạo ra một chiến dịch marketing với ROI cao.

Tại sao bạn nên quảng cáo trên Google Ads

Google là cỗ máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất, trang web này nhận được khoảng 3.5 tỷ lượt truy vấn tìm kiếm mỗi ngày. Hơn nữa, nền tảng Google Ads tính từ thời điểm ra đời cho đến nay đã gần 2 thập kỷ. Điều đó đem lại cho nền tảng này nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc tối ưu hóa cũng như khả năng tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực quảng cáo trả tiền. Google là một nguồn tài nguyên quý báu được hầu hết mọi người trên khắp thế giới sử dụng để đặt câu hỏi mà họ cần giải đáp – được trả lời bởi kết quả tìm kiếm tự nhiên và quảng cáo trả tiền. Theo Google thống kê, các nhà quảng cáo trên nền tảng Google Ads sẽ nhận lại 8$ khi họ chi ra 1$ để quảng cáo. Như vậy có rất nhiều các lý do khác nhau để bạn xem xét liệu rằng mình có nên chi tiền chạy quảng cáo Google Adword không.

Nếu bạn cần một lý do khác hợp lý hơn? Hãy xem đối thủ cạnh tranh của bạn, họ đang sử dụng công cụ Google Ads (thậm chí họ còn quảng cáo từ các từ khóa thương hiệu của bạn đấy). Hàng ngàn công ty sử dụng công cụ Google Ads để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của họ – nghĩa là thậm chí nếu bạn được xếp hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO), kết quả của bạn cũng sẽ bị đẩy xuống phía bên dưới phần quảng cáo trả tiền, nằm bên dưới đối thủ cạnh tranh của bạn.

Nếu bạn đang sử dụng PPC để quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ của bạn, Google Ads sẽ là một phần trong chiến lược quảng cáo trả tiền của bạn.

Những lý do khiến chiến dịch Google Ads kém hiệu quả

Nếu bạn đã thử chạy quảng cáo Google Ads rồi mà không thành công, thì đừng bỏ cuộc. Có rất nhiều lý do khiến cho chiến dịch Google Ads của bạn không hoạt động hoặc kém hiệu quả. Chúng ta sẽ điểm qua một số lý do sau đây:

1. Sử dụng từ khóa rộng

Bạn thực sự cần phải phân tích và nghiên cứu từ khóa chắc chắn, và đó là lý do tại sao việc kiểm tra và điều chỉnh từ khóa là một phần quan trọng trong chiến dịch của bạn. Nếu từ khóa của bạn quá rộng, Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn cho nhiều khách hàng không phải mục tiêu của bạn. Nghĩa là bạn sẽ có rất ít lượt click và tốn nhiều tiền quảng cáo hơn. Đánh giá lại chiến dịch đang hoạt động (từ khóa được click) và điều chỉnh chúng – để nội dung quảng cáo phù hợp nhất cho chiến dịch của bạn – hướng tới khách hàng tiềm năng. Bạn có thể không lựa chọn đúng từ khóa mục tiêu ngay từ lần đầu tiên, nhưng hãy thêm, xóa và điều chỉnh lại từ khóa cho đến khi nào bạn cảm thấy tối ưu nhất.

2. Quảng cáo không liên quan

Nếu quảng cáo của bạn không phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng, bạn sẽ không đạt được đủ lượng click cho khoản chi tiêu chiến dịch của mình. Tiêu đề và nội dung quảng cáo của bạn cần phải khớp với từ khóa mà bạn thiết lập trong chiến dịch mà mình đang đấu thầu. Và giải pháp mà bạn đang quảng cáo cần phải đáp ứng, giải quyết được cấc vấn đề mà người dùng tìm kiếm đang gặp phải. Bạn có thể tạo ra nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau để kiểm tra từng loại quảng cáo để tìm ra cách tối ưu quảng cáo hiệu quả nhất.

3. Chỉ số chất lượng thấp

Chỉ số chất lượng quảng cáo hay Quality Score (QS) là cách Google xác định quảng cáo của bạn và xếp hạng chúng. Chỉ số chất lượng càng cao, vị trí quảng cáo của bạn càng cao. Nếu điểm chất lượng của bạn thấp, quảng cáo của bạn sẽ có lượt hiển thị thấp, và cơ hội chuyển đổi sẽ thấp xuống. Google cho bạn biết điểm chất lượng đối với mỗi chiến dịch quảng cáo, còn việc cải thiện chất lượng hay không là tùy thuộc vào bạn.

4. Landing page nghèo nàn

Bạn không nên chỉ dừng lại ở mức quảng cáo – bởi trải nghiệm người dùng (UX) sau khi click vào trang web của bạn cực kỳ quan trọng. Người dùng sẽ thấy gì khi họ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn? Landing page của bạn có được tối ưu để tăng tỉ lệ chuyển đổi không – nghĩa là landing page của bạn có đáp ứng được những gì từ khóa của bạn đề cập không? Page có giải quyết được vấn đề hay trả lời được câu hỏi mà người dùng tìm kiếm đang cần không? Người dùng của bạn sẽ trải qua một quá trình dịch chuyển liền mạch trên landing page thông qua câu chuyện mà bạn trình bày trong đó.

Các thuật ngữ Google Ads thông dụng bạn nên biết

  • Adrank
  • Bidding
  • Campagn Type
  • Click thought rate
  • CPC
  • CPM
  • Conversation Rate
  • Display Network
  • Ad Extention
  • PPC
  • Quality Score

Có một số thuật ngữ thông dụng trong Google Ads sẽ giúp bạn thiết lập, quản lý và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Và bạn nên biết những thuật ngữ này để chạy một chiến dịch sao cho hiệu quả.

Adrank

Adrank xác định nơi đặt quảng cáo của bạn. Giá trị Adrank càng cao, xếp hạng của bạn trên Google sẽ càng cao – thì càng có nhiều người để ý đến quảng cáo của bạn. Và khả năng người dùng click vào quảng cáo của bạn sẽ cao hơn. Chỉ số Adrank được xác định bởi giá thầu tối đa nhân với chỉ số chất lượng (Quality Score) của bạn.

Bidding

Quảng cáo Google Ads hoạt động dựa trên hệ thống đấu giá, nơi bạn sẽ sẽ lựa chọn khoảng giá cao nhất cho mỗi lượt click trên chiến dịch của bạn. Bạn đấu giá càng cao – vị trí xếp hạng của bạn sẽ càng cao. Có 3 lựa chọn đấu giá thầu bao gồm: CPC, CPM và CPE.

  • CPC: hay Cost-per-click là khoảng giá bạn sẽ lựa chọn cho mỗi lượt click
  • CPM: hay Cost-per-mille là khoảng giá bạn sẽ trả cho mỗi 1000 lượt hiển thị, nghĩa là quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị cho 1000 người.
  • CPE: hay Cost-per-engagement là khoảng giá bạn sẽ trả khi ai đó thực hiện một hành động cụ thể được xác định trước trên quảng cáo của bạn.

Campagn Type

Trước khi bạn bắt đầu chiến dịch quảng cáo Google Ads, bạn sẽ cần phải lựa chọn một trong 3 loại chiến dịch: tìm kiếm, hiển thị và video.

  • Quảng cáo tìm kiếm: là những đoạn văn bản được hiển thị cùng với kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm Google.
  • Quảng cáo hiển thị: cụ thể là hình ảnh sẽ được hiển thị trên các trang web trong Google Display Network (ví dụ như các trang báo vnexpress, zing cũng là thành viên của Google Display Network)
  • Quảng cáo video: là quảng cáo sẽ xuất hiện trong khoảng từ 6 đến 15 giây trên Youtube.

Click-thought Rate (CTR)

CTR là tỷ lệ số lượng click vào quảng cáo so với số lượng view của quảng cáo của bạn. CTR sẽ cho ta biết được chất lượng quảng cáo có phù hợp với mục đích và mục tiêu tìm kiếm có liên quan đến từ khóa hay không.

Conversation Rate (CVR)

Conversation Rate hay tỷ lệ chuyển đổi là sự đo lường dựa trên tổng số lượng truy cập vào landing page của bạn. Nói một cách cụ thể hơn, CVR cao nghĩa là landing page của bạn thể hiện trải nghiệm người dùng một cách liền mạch và phù hợp với mong muốn, nhu cầu của người dùng tìm kiếm.

Display Network

Google Ads có thể được hiển thị trên các trang tìm kiếm hoặc trang web khác bên trong mạng hiển thị (Display Network) của Google. GDN là một mạng lưới các website cho phép một phần trên website của họ hiển thị quảng cáo của Google. Những quảng cáo này có thể được thể hiện ở dạng văn bản hoặc hình ảnh và được hiển thị cùng với các nội dung liên quan tới từ khóa mục tiêu của bạn. Quảng cáo hiển thị phổ biến nhất là Google Shopping và app.

Ads Extention

Mở rộng quảng cáo cho phép bổ sung quảng cáo của bạn với các nội dung thông tin bổ sung mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào. Những extentions này bao gồm: sitelink, gọi điện thoại, tin nhắn, vị trí hoặc app.

Keyword

Khi người dùng truy cập vào trang Google và gõ vào khung tìm kiếm, Google trả về một danh sách kết quả phù hợp với mong đợi của người dùng tìm kiếm. Keyword là từ hoặc cụm từ mà người tìm kiếm muốn và nhập vào khung tìm kiếm đó. Bạn lựa chọn keyword dựa trên các truy vấn bạn muốn hiển thị cho quảng cáo của bạn. Ví dụ: một người dùng tìm kiếm gõ vào “làm bảng hiệu” và họ sẽ thấy các kết quả trên trang tìm kiếm mà những người quảng cáo đã nhắm mục tiêu trước đó.

Keyword phủ định: là danh sách các từ khóa mà bạn không muốn quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị. Thông thường những cụm từ khóa này sẽ nằm ngoài lĩnh vực hay phạm vi mà bạn có thể cung cấp.

PPC

Pay-per-click hay PPC là loại quảng cáo nơi mà bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lượt click quảng cáo. PPC không phải là thuật ngữ dành riêng cho Google Ads, nhưng nó rất quan trọng để bạn hiểu về nó trước khi tiến hành triển khai một chiến dịch.

Quality Score (QS)

Chỉ số chất lượng hay Quality Score đo lường chất lượng quảng cáo của bạn bởi tỷ lệ click (CTR), độ liên quan của từ khóa, chất lượng của landing page và hiệu suất trên trang kết quả tìm kiếm. QS là một yếu tố xác định trong Adrank của bạn.

Google Ads hoạt động thế nào?

Google Ads hiển thị quảng cáo của bạn tới khách hàng tiềm năng – là những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Nhà quảng cáo sẽ đặt giá thầu dựa trên các từ khóa, và người chiến thắng sẽ là người đặt giá thầu cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm, trên video Youtube, hay trên các trang web liên quan – phụ thuộc vào loại chiến dịch quảng cáo mà bạn triển khai.

Có rất nhiều các yếu tố khác nhau tác động đến khả năng tạo chiến dịch Google Ads hiệu quả. Chúng ta sẽ đi qua một số yếu tố dưới đây:

Adrank và Quality Score

Adrank xác định vị trí quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị, và Quality Score là một trong hai yếu tố xác định Adrank. Nên nhớ rằng, chỉ số Quality Score được dựa trên chất lượng và tính liên quan đến quảng cáo của bạn. Và Google đo lường chỉ số này bởi số lượng người click vào quảng cáo khi nó được hiển thị – tức là CTR của bạn. CTR phụ thuộc và cách mà quảng cáo của bạn hiển thị có phù hợp với mong đợi của người dùng tìm kiếm không – và bạn có thể suy luận ra từ ba yếu tố sau đây:

  • Tính liên quan của từ khóa
  • Nếu bản sao quảng cáo và CTA của bạn đáp ứng được những mong muốn của người dùng tìm kiếm.
  • Trải nghiệm người dùng trên landing page

Chỉ số chất lượng là nơi bạn sẽ cần phải quan tâm và chú ý đầu tiên khi bắt đầu một chiến dịch quảng cáo. Thậm chí là ngay trước khi bạn gia tăng ngân sách quảng cáo. QS càng cao, chi phí quảng cáo của bạn sẽ càng thấp và vị trí xếp hạng trên trang tìm kiếm của bạn sẽ càng cao hơn.

Loại chiến dịch quảng cáo: tìm kiếm, hiển thị và video

Bạn có thể lựa chọn từ một trong 3 loại quảng cáo Google là: google tìm kiếm, hiển thị và quảng cáo video. Chúng ta sẽ xem qua từng loại, phạm vi sử dụng và cách lựa chọn kiểu chiến dịch sao cho phù hợp.

Quảng cáo tìm kiếm:

Quảng cáo tìm kiếm là dạng quảng cáo văn bản được hiển thị trên trang tìm kiếm Google. Ví dụ: khi bạn tìm kiếm cụm từ “bảng hiệu công ty“, nó sẽ trả về kết quả tương ứng giống như hình bên dưới.

Lợi ích của loại quảng cáo này quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị ở nơi có nhiều người tìm kiếm thông tin mà đáp ứng mong muốn của họ nhiều nhất. Và Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn tương tự như các kết quả tìm kiếm khác (ngoại trừ có thêm biểu tượng Ads bên cạnh), như vậy sẽ khiến người dùng quen thuộc với việc click vào.

Quảng cáo hiển thị

Google có một mạng lưới các website trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu hiển thị quảng cáo cho hầu hết các đối tượng người dùng tìm kiếm. Lợi ích đối với chủ sở hữu của những website này là họ sẽ được trả tiền dựa trên mỗi lượt click hoặc lượt hiển thị. Còn lợi ích đối với những nhà quảng cáo là họ có thể theo đuổi lâu dài những người dùng mà họ đã quan tâm đến lĩnh vực của bạn. Thường là những quảng cáo được hiển thị ở dạng hình ảnh để thu hút sự chú ý từ khách tìm kiếm.

Có thể bạn chưa biết đến NLP (Neuro Linguistic Programming) hay lập trình ngôn ngữ tư duy cũng được áp dụng trong chiến dịch quảng cáo hiển thị. Nghĩa là quảng cáo của bạn sẽ hiển thị cho người dùng tìm kiếm nhiều lần, trên nhiều trang web, và quảng cáo của bạn sẽ được ghi sâu vào tâm trí khách tìm kiếm. Sau một thời gian quảng cáo của bạn đã quá quen thuộc với khách hàng tìm kiếm của bạn rồi, khi đó tỉ lệ chuyển đổi và CTR sẽ tăng cao hơn rất nhiều.

Quảng cáo video

Quảng cáo video được hiển thị trước hoặc sau khi bắt đầu chạy vide Youtube (đôi khi là ở giữa video). Bạn nên nhớ rằng: Youtube cũng là một cỗ máy tìm kiếm. Các từ khóa phù hợp sẽ được hiển thị trước một video, làm gián đoạn hành vi người dùng để thu hút họ.

Địa điểm

Khi bạn thiết lập chiến dịch Google Ads lần đầu, bạn sẽ phải lựa chọn khu vực địa lý – nơi mà quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị. Nếu bạn có một cửa hàng, thì khu vực quảng cáo nên là khu vực có bán kính xung quanh cửa hàng của bạn. Nếu bạn có một trang web thương mại điện tử với các sản phẩm trên đó, địa điểm bạn thiết lập nên là phạm vi mà bạn có thể ship hàng đến. Nếu bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam, bạn nên thiết lập địa điểm là Việt Nam luôn.

Thiết lập địa điểm đóng vai trò rât quan trọng. Ví dụ: nếu bạn sở hữu một xưởng sản xuất bảng hiệu ở tphcm, khi đó những người dùng tìm kiếm ở hà nội sẽ không thể xem được quảng cáo của bạn, không quan trọng Adrank như thế nào. Đó là lý do tại sao mục tiêu chính của Google là hiển thị cho những người dùng tìm kiếm cần phù hợp để cho ra các kết quả liên quan nhất, thậm chí khi bạn trả tiền.

Keyword

Nghiên cứu từ khóa cực kỳ quan trọng đối với mỗi chiến dịch quảng cáo trả tiền cũng như tìm kiếm tự nhiên. Từ khóa của bạn cần phải phù hợp với mong muốn của người dùng tìm kiếm càng nhiều càng tốt. Bởi vì Google sẽ cho ra kết quả tìm kiếm phù hợp nhất giữa từ khóa quảng cáo của bạn với từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Mỗi nhóm quảng cáo bạn tạo trong chiến dịch nên hướng tới một nhóm nhỏ các từ khóa khác nhau (một trong 5 yếu tố quan trọng) và Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn dựa trên những lựa chọn đó.

Đối sánh phù hợp

Đối sánh phù hợp hay Match Type cung cấp cho bạn một số cách nhắm mục tiêu dựa trên từ khóa. Nó sẽ nói cho Google biết liệu rằng bạn có muốn sử dụng một từ khóa chính xác với kết quả tìm kiếm hay không? Hay bất cứ ai tìm kiếm từ khóa liên quan cũng có thể thấy được quảng cáo của bạn. Có 4 loại đối sánh sau đây để bạn lựa chọn:

  • Broach match là thiết lập mặc định, nó sử dụng bất kỳ từ nào trong từ khóa của bạn để hiển thị. Ví dụ: khi bạn sử dụng từ khóa “làm bảng hiệu” thì người dùng người dùng tìm kiếm hoàn toàn có thể thấy quảng cáo của bạn với các từ khóa sau đây: “làm nhà giá rẻ”, “bảng tên nhân viên”.
  • Modified Board Match: cho phép bạn quảng cáo với những từ khóa nhất định trong một cụm từ bằng cách sử dụng ký tự “+”. Ví dụ “+làm bảng hiệu” có thể hiển thị kết quả tìm kiếm của bạn với những từ khóa như sau: “làm nhà giá rẻ”,”làm bàn ghế gỗ”, “làm bánh kem”.
  • Phrase Match: sẽ phù hợp với truy vấn có chứa cụm từ của bạn trước hoặc sau nó. Ví dụ: “bảng hiệu” sẽ được hiển thị đối với các từ khóa như sau: “bảng hiệu đẹp”, “làm bảng hiệu quảng cáo”, “thi công bảng hiệu tphcm”.
  • Exact Match: sẽ chỉ hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm cụm từ chính xác với từ khóa của bạn. Ví dụ: khi bạn sử dụng từ khóa “làm biển quảng cáo” thì chỉ những người sử dụng từ khóa “làm biển quảng cáo” mới có thể xem được quảng cáo của bạn.

Nếu bạn là người mới bắt đầu và không biết chính xác cách một người dùng sẽ tìm kiếm từ khóa như thế nào, hãy test thử từng loại đối sánh khác nhau để tìm ra kiểu truy vấn kết quả phù hợp nhất. Tuy nhiên, quảng cáo của bạn có thể sẽ hiển thị và xếp hạng trên nhiều truy vấn tìm kiếm (không liên quan), vậy nên bạn hãy theo dõi và để ý kỹ đến quảng cáo của bạn và hãy chỉnh sửa chúng nếu bạn thấy nó không phù hợp.

Tiêu đề và mô tả

Nội dung quảng cáo của bạn có thể là yếu tố quyết định liệu rằng người dùng tìm kiếm sẽ click vào quảng cáo của bạn hay đối thủ cạnh tranh. Điều quan trọng ở đây là nội dung quảng cáo của bạn cần phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng tìm kiếm, được điều chỉnh phù hợp với các từ khóa mục tiêu và giải quyết được vấn đề mà người dùng đang gặp phải một cách rõ ràng.

Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy nhìn kỹ vào hình dưới đây

Một kết quả tìm kiếm cho cụm từ “làm bảng hiệu” trên trang tìm kiếm. Nội dung ở phần tiêu đề và mô tả cực kỳ ngắn gọn và sử dụng khoảng cách một cách khôn ngoan, dễ dàng truyền tải thông điệp và kết nối tới khách hàng mục tiêu.

Từ khóa “làm bảng hiệu” đã được đặt vào tiêu đề và phần mô tả của quảng cáo, như vậy người dùng tìm kiếm sẽ biết được quảng cáo này có phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của họ hay không? Phần mô tả nói cho chúng họ biết những lựa chọn tốt nhất khi sử dụng dịch vụ làm bảng hiệu và nó sẽ giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải. Trong đó họ sử dụng….

Loại quảng cáo này sẽ hấp dẫn người dùng click vào, nhưng tỷ lệ chuyển đổi cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào landing page.

Ads Extention

Nếu bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo, bạn nên sử dụng phần mở rộng quảng cáo cho 2 lý do sau đây: miễn phí, và nó sẽ cung cấp cho người dùng tìm kiếm những thông tin bổ sung hữu ích và lý do còn lại là nó sẽ hấp dẫn người dùng tương tác với quảng cáo. Những phần mở rộng quảng cáo bao gồm những loại sau đây:

  • Mở rộng sitelink: giúp quảng cáo của bạn trở nên nổi bật hơn, và cung cấp các đường dẫn hữu ích tới landing page của bạn.
  • Mở rộng gọi điện: cho phép bạn kết hợp sử dụng số điện thoại bên trong phần quảng cáo để người dùng có thể gọi điện thoại ngay cho bạn khi họ thấy quảng cáo xuất hiện.
  • Mở rộng địa điểm: bao gồm địa điểm và số điện thoại của bạn bên trong quảng cáo sẽ cung cấp cho người dùng một bản đồ để họ dễ dàng tìm thấy bạn hơn. Lựa chọn này khá phù hợp cho các doanh nghiệp với cửa hàng hoặc điểm công ty, và nó làm việc khá hiệu quả cho các từ khóa tìm kiếm như “gần đây”.
  • Mở rộng cung cấp: hoạt động nếu như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo có chương trình khuyến mãi. Nó có thể hấp dẫn người dùng click vào quảng cáo nếu như họ thấy quảng cáo của bạn có phần giảm giá trong khi đối thủ của bạn không hề có.
  • Mở rộng app: cung cấp một liên kết để download ứng dụng mobile. Điều này khá phù hợp cho các công ty có ứng dụng mobile mà họ muốn triển khai tới người dùng.

Retargeting Google Ads

Retarketing hay Remarketing trong Google ads là một cách quảng cáo tới người dùng – những người đã quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của bạn trước đó nhưng họ chưa hề chuyển đổi. Tracking cookie sẽ theo dõi người dùng trên web và nhắm mục tiêu những người dùng dùng này bởi quảng cáo của bạn. Remarketing là một cách cực kỳ hiệu quả vì khách hàng tiềm năng sẽ cần phải xem lại quảng cáo của bạn ít nhất 7 lần trước khi họ trở thành khách hàng thực sự.

Hướng dẫn thiết lập một chiến dịch Google Ads

Để thiết lập một chiến dịch quảng cáo trả tiền trên Google Ads tương đối đơn giản và nhanh, bởi vì nền tảng này đưa ra các hướng dẫn thiết lập và cung cấp các gợi ý hữu ích mỗi khi bạn thiết lập một chiến dịch. Một khi bạn đã truy cập vào trang Google Ads, hãy click vào nút Start now, bạn sẽ phải thực hiện một số bước thiết lập để tạo ra một chiến dịch quảng cáo. Nếu bạn đã từng thiết lập một chiến dịch quảng cáo trước đó, thì việc thiết lập này sẽ cực kỳ nhanh, cùng lắm bạn chỉ cần 10 phút.

Những yếu tố dưới đây sẽ là những vấn đề mà bạn cần phải bổ sung (tùy chọn) để đảm bảo quảng cáo của bạn trở nên tối ưu và để theo dõi dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ cùng xem xét sơ qua một số các yếu tố sau đây.

Google Analytics

Khi thiết lập Google Analytics trên website, bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát khỏi trang, và số lượng khách truy cập vào trang web. Bạn cũng nên sử dụng Google Analytics cho Google Ads, nó sẽ giúp bạn theo dõi, phân tích và báo cáo giữa các kênh, các chiến dịch dễ dàng hơn vì bạn có thể tổng hợp mọi thứ ở một nơi.

Mã UTM

Mã Urchin Tracking Module (hay UTM) được sử dụng bởi Google để theo dõi bất kỳ hành vi nào được liên kết đến một đường dẫn cụ thể. Nếu bạn để ý kỹ, đôi khi bạn truy cập vào trang web nào đó sẽ có tham số “?” ở url. Mã UTM sẽ nói cho bạn biết được những nhóm quảng cáo, landing page nào có tỉ lệ chuyển đổi cao và hiệu quả nhất trong chiến dịch của mình. Mã UTM giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo dễ dàng hơn vì bạn biết được chính xác những gì mà quảng cáo của bạn đang hoạt động.

Lưu ý: bạn không cần phải thêm mã UTM cho mọi URL, mà chỉ cần thêm mã URL theo cấp chiến dịch vì như vậy bạn sẽ không cần phải thêm mã một cách thủ công.

Thiết lập theo dõi chuyển đổi

Theo dõi chuyển đổi nói cho bạn biết chính xác có bao nhiêu khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng từ các chiến dịch quảng cáo của bạn. Không yêu cầu bắt buộc nhưng nếu không có nó, bạn sẽ cần phải đoán ROI cho quảng cáo của mình. Theo dõi chuyển đổi cho phép bạn theo dõi các đợt giảm giá (hoặc cách hàng động khác) trên website của mình, ứng dụng được cài đặt, cuộc gọi từ quảng cáo.

Chiến dịch giá thầu Google Ads

Một khi bạn đã thiết lập một chiến dịch và theo dõi các chỉ số cần thiết, tiếp theo hãy bắt đầu với chiến lược giá thầu. Nên nhớ rằng, khả năng xếp hạng quảng cáo phụ thuộc vào giá đấu thầu của bạn. Trong khi giá đấu thầu phụ thuộc vào ngân sách và mục tiêu, sẽ có một số chiến thuật và thiết lập giá thầu bạn nên quan tâm và xem xét đến khi khởi chạy một chiến dịch.

Đấu thầu thủ công và tự động

Bạn có 2 lựa chọn khi nói đến đấu thầu trên từ khóa – tự động và thủ công. Và dưới đây là cách chúng hoạt động:

  • Đấu thầu tự động: sẽ cho phép Google tự lựa chọn và điều chỉnh giá thầu dựa trên đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn vẫn có thể thiết lập ngân sách tối đa và Google sẽ làm việc trên phạm vi ngân sách mà bạn cung cấp và giành vị trí xếp hạng tốt nhất.
  • Đấu thầu thủ công: bạn sẽ phải tự thiết lập giá thầu cho mỗi nhóm quảng cáo và từ khóa, giúp bạn có thể giảm chi phí quảng cáo xuống nếu như quảng cáo không có hiệu quả.

Thiết lập giá thầu dựa trên từ khóa thương hiệu

Từ khóa thương hiệu là những từ khóa có chứa tên công ty hoặc tên sản phẩm duy nhất, ví dụ như “Quang Vũ Blog“. Có rất nhiều tranh luận khác nhau liên quan đến giá thầu với các từ khóa thương hiệu. Một nửa thì cho rằng giá thầu dựa trên từ khóa thương hiệu sẽ tương tự như kiểu từ khóa tìm kiếm tự nhiên, dẫn đến việc lãng phí tiền bạc.

Phần còn lại thì cho rằng giá thầu dựa trên những từ khóa này giúp lan truyền hình ảnh thương hiệu đến khách tìm kiếm. Ví dụ: bạn đang muốn tìm phần mềm teamviewer và đang cân nhắc có nên sử dụng teamview hay ultraview, thì khi tìm kiếm phần mềm teamview trên google, nó sẽ hiển thị cho bạn kết quả chính xác mà bạn tìm kiếm mà không phải kéo trang xuống phía dưới.

Các yếu tố khác giúp bạn tối ưu hóa Google Ads

Tiêu đề và nội dung quảng cáo của bạn không phải là thành phần duy nhất để tạo ra một chiến dịch quảng cáo thành công. Làm cho khách hàng tìm kiếm click vào quảng cáo của bạn mới chỉ là phần bắt đầu, còn việc họ đến và ở lại landing page sau đó chuyển đổi là một câu chuyện khác.

Nếu bạn muốn Google Ads tạo ra thêm nhiều khách hàng thực sự thì hãy xem qua các yếu tố và tài nguyên dưới đây và sử dụng chúng khi bạn thiết lập chiến dịch quảng cáo của mình.

  • Landing page: tại bài viết này sẽ nói cho bạn biết cách xây dựng một landing page hiệu quả, tăng tỉ lệ chuyển đổi để bạn không phải lãng phí những cú click chuột tốn nhiều chi phí đó.
  • Trang cảm ơn: chỉ cho bạn thấy rằng số lượng khách hàng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng như thế nào, cách giữ họ trên trang và hấp dẫn họ như thế nào.

Kết luận

Với phạm vi kiến thức mà mình đã chia sẻ, Google Ads nên là một phần trong chiến dịch quảng cáo trả tiền của bạn. Sử dụng những mẹo mà mình đã trình bày bên trên để bắt đầu một chiến dịch thực sự hiệu quả, và nên nhớ rằng hãy luôn phải tinh chỉnh chiến dịch của bạn để tối ưu hơn. Không có chiến dịch quảng cáo Google nào là không hoạt động – chỉ có những chiến dịch không được tối ưu và chăm sóc cẩn thận. Sử dụng những chiến lược và thông tin mình đã cung cấp bên trên, bạn sẽ có được những điều cần thiết để tạo ra một chiến dịch Google Ads thành công – giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập từ click quảng cáo và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

5/5 (2 Reviews)