Digital Marketing là gì?

0
digital marketing

Với khả năng truy cập kết nối internet ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, liệu bạn có tin rằng số lượng người dùng internet đang gia tăng theo từng ngày?

Chính xác thì trong thực tế, số lượng người dùng trưởng thành sử dụng internet cứ tăng đều 5% sau mỗi 3 năm – theo một số nghiên cứu uy tín. Và thời gian mọi người sử dụng internet ngày nay tăng cao, kéo theo đó là xu hướng mua sắm và tiêu dùng trên internet cũng tăng trưởng theo. Nghĩa là kiểu marketing offline đang dần trở nên khó khăn hơn và không còn là miếng mồi béo bở như ngày trước nữa.

Marketing về cơ bản chính là giải pháp kết nối tới khách hàng tiềm năng, đúng nơi và đúng thời điểm. Ngày nay, điều đó mang một ý nghĩa theo cách khác, nghĩa là bạn cần phải gặp gỡ khách hàng ở nơi họ dành ra nhiều thời gian nhất – chính là internet.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay, marketing online là một yếu tố không thể thiếu. Nó là một cách thực sự hiệu quả để thu hút và làm hài lòng khách hàng trên môi trường internet. Và hiện mình vẫn nhận được rất nhiều các câu hỏi của một số bạn xung quanh vấn đề digital marketing. Nên hôm nay mình sẽ trình bày và giải thích các khái niệm về digital marketing.

Digital marketing là gì?

Là hình thức mà bao gồm tất cả các phương pháp, cách thức khác nhau – trong đó sử dụng các thiết bị điện tử và internet để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp hiện nay tận dụng các kênh digital marketing khác nhau như: công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email và website để kết nối tới những khách hàng hiện tại và tiềm năng trong tương lai.

Doanh nghiệp định nghĩa digital marketing như thế nào?

Digital marketing được định nghĩa bằng cách sử dụng nhiều chiến thuật, chiến lược và các kênh quảng cáo khác nhau để kết nối tới khách hàng – nơi họ tốn nhiều thời gian trên đó nhất. Từ hình thức website doanh nghiệp, email marketing, tài liệu trực tuyến, và còn nhiều hình thức khác nữa – có hàng loạt các chiến thuật khác nhau nằm trong “digital marketing“.

Một nhà quảng cáo digital chuyên nghiệp thường sẽ có một bức tranh toàn cảnh rõ ràng về mỗi chiến dịch quảng cáo mà họ dự định sẽ thực hiện. Chiến dịch đó sẽ hỗ trợ và đạt được mục tiêu của họ như thế nào. Và tùy thuộc vào từng mục tiêu, chiến lược tiếp thị của riêng họ, các nhà quảng cáo có thể sẽ có một chiến dịch lớn thông qua các kênh miễn phí và trả phí tùy theo mục đích họ mong muốn.

Ví dụ, đối với một nhà quảng cáo nội dung, họ có thể tạo ra một series các bài viết blog để dẫn dắt khách hàng tiềm năng từ một cuốn sách ebook mà doanh nghiệp mới xuất bản. Các nhà quảng cáo mạng xã hội của công ty có thể giúp quảng bá những bài viết blog này thông qua các tài khoản mạng xã hội trả tiền hoặc miễn phí. Nhà quảng cáo email sẽ tạo ra một chiến dịch email để gửi tới những người đã download ebook thêm thông tin về công ty của họ.

Ví dụ về digital marketing

  1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – Search Engine Optimize (SEO)
  2. Quảng cáo nội dung
  3. Quảng cáo mạng xã hội (Facebook)
  4. Pay Per Click (PPC)
  5. Quảng cáo tiếp thị (Affiliate marketing)
  6. Quảng cáo tự động
  7. Quảng cáo email
  8. Online PR
  9. Inbound marketing

Dưới đây mình sẽ trình bày tổng quan về một số chiến lược digital marketing phổ biến nhất và các kênh marketing liên quan đến từng loại cụ thể.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Đây là quá trình tối ưu hóa lại trang web của bạn để được xếp hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm, do đó sẽ làm tăng lượng truy cập tự nhiên đến website. Các kênh sử dụng hiệu quả chiến thuật này hiệu quả nhất chính là xây dựng website riêng, blog và inforgraphics.

Có một số cách tiếp cận chiến thuật SEO để tạo ra lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Bao gồm:

SEO On Page: Loại SEO này tập trung tất cả vào phần nội dung tồn tại trên trang web. Bằng việc nghiên cứu từ khóa cho lưu lượng tìm kiếm nhiều, mà ít người SEO, bạn có thể trả lời các câu hỏi cho người đọc và được xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

SEO Off Page: Loại SEO này tập trung tất cả vào các hoạt động diễn ra bên ngoài trang web khi tối ưu hóa website. Nếu bạn còn đang băn khoăn việc không tác động gì trên trang web mà vẫn tối ưu được website? Thì câu trả lời chính là việc xây dựng liên kết ngược hay backlink. Số lượng các bài viết được xuất bản liên kết tới trang web của bạn, thì trang web của bạn cũng tương tự như “authority” của các bài viết được xuất bản đó – ảnh hưởng đến mức độ xếp hạng đối với các từ khóa của bạn. Bằng cách liên kết với các nhà xuất bản khác, viết các bài guest posts trên những website này (và liên kết trở lại trang web cua bạn), bạn sẽ có thể kiếm được backlink bạn cần, để đưa website lên top công cụ tìm kiếm.

Technical SEO: Loại SEO này tập trung vào phía backend của trang web, liên quan đến hiệu suất website. Ví dụ như nén ảnh, dữ liệu có cấu trúc, tối ưu hóa JS, CSS có thể giúp tăng tốc độ tải trang web – đây là một yếu tố quan trọng trong cách mà Google xác định ai sẽ là người được lên top.

Các bạn có thể xem thêm bài viết về một số kỹ thuật tối ưu hóa website bằng technical SEO: 5 cách để cải thiện tốc độ website

Quảng cáo nội dung

Thuật ngữ này biểu thị việc tạo và quảng bá nội dung cho mục đích xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, và tạo dựng khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể thực hiện trong chiến thuật này bao gồm:

Bài viết blog: viết và xuất bản các bài viết trên trang blog của công ty, thể hiện khả năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình và tạo ra lưu lượng truy cập website miễn phí cho doanh nghiệp của bạn. Điều này giúp đem lại nhiều cơ hội chuyển đổi khách ghé thăm trên trang web trở thành khách hàng tiềm năng.

Sách điện tử và whitepaper: Ebook, whitepapers và những kiểu nội dung tương tự như vậy, hướng dẫn và chia sẻ kiến thức cho khách truy cập website. Nó cũng cho phép bạn lấy được các thông tin liên hệ của khách hàng từ nội dung của bạn. Giúp tạo dựng khách hàng tiềm năng cho công ty và dẫn dắt họ đi vào phễu bán hàng của bạn.

Inforgraphics: Đôi khi thì người đọc website của bạn chỉ muốn website hiển thị thông tin hình ảnh thôi, chứ không cần phải nói gì dài dòng. Inforgraphics là kiểu nội dung trực quan giúp khách truy cập landing page hình dung dễ dàng hơn về những gì mà bạn muốn trình bày cho họ.

Quảng cáo mạng xã hội

Giúp thúc đẩy thương hiệu quả bạn nhiều hơn trên các kênh mạng xã hội phổ biến, tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập website, và dẫn dắt người dùng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Các kênh bạn có thể sử dụng hiệu quả trong lĩnh vực quảng cáo mạng xã hội hiện nay bao gồm:

  1. Facebook
  2. Instagram
  3. Twitter
  4. Linkedin

Pay Per Click (PPC)

PPC là một phương pháp dẫn dắt khách truy cập vào website của bạn bằng cách trả tiền cho mỗi lượt click. Một trong những loại quảng cáo PPC phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay chính là google ads (hay google adword). Cho phép hiển thị quảng cáo trên các trang đầu của công cụ tìm kiếm bằng cách đấu giá cho mỗi lần nhấp chuột vào trang web của bạn.

Một số kênh khác phổ biến không kém google ads chính là facebook ads.

Facebook ads: tại kênh này, người dùng có thể trả tiền để được hiển thị video, hình ảnh, post và slideshow trên newfeeds của những đối tượng mà bạn nhắm mục tiêu trên trang quản lý quảng cáo facebook.

Quảng cáo tiếp thị (Affiliate marketing)

Đây là loại quảng cáo mà bạn sẽ nhận được hoa hồng và lợi nhuận bằng cách quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của người khác trên website của bạn, và ăn theo tỷ lệ phần trăm đối với mỗi sản phẩm. Các kênh affilicate marking phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Đặt liên kết sản phẩm đến website của bạn hoặc post link sản phẩm lên tài khoản mạng xã hội.
  • Quảng cáo video thông qua hình thức Youtube Parter Program

Quảng cáo tự động

Quảng cáo tự động hay marketing automation đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing thường ngày của bạn. Có rất nhiều các bộ phận marketing khác nhau có thể tự động hóa được các công việc hàng ngày, thay vì phải làm chúng bằng tay như:

Quảng cáo qua bản tin email: không chỉ cho phép bạn gửi email tự động hàng loạt đến những người dùng đăng ký bản tin. Nó còn giúp bạn thu nhỏ hoặc mở rộng danh sách email người dùng, và như vậy bản tin email của bạn sẽ chỉ được gửi đến những người dùng mà bạn mong muốn họ nhận được.

Đăng bài viết lên mạng xã hội: nếu bạn muốn phát triển sự hiện diện của doanh nghiệp trên các mạng xã hội, bạn cần phải post các bài viết lên thường xuyên. Điều này giúp bạn có thể post các bài viết lên mạng xã hội theo lịch trình, mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian để căn giờ post lên. Và bạn chỉ cần tập trung vào việc phát triển nội dung thôi.

Chăm sóc khách hàng: việc chăm sóc khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ trở thành khách hàng thực sự là một quá trình lâu dài, và đòi hỏi nhiều thời gian. Bạn hoàn toàn có thể tự động hóa quy trình này được bằng cách gửi email với các nội dung cụ thể cho từng nhóm khách hàng tiềm năng có thể đáp ứng các tiêu chí riêng, ví dụ như khi họ download một cuốn ebook.

Theo dõi và báo cáo chiến dịch: chiến dịch marketing có thể bao gồm hàng loạt các loại email, nội dung, con người, trang web, số điện thoại,… khác nhau. Marketing automation giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo từng chiến dịch, và theo dõi hiệu suất của mỗi chiến dịch dựa trên quy trình mà chúng được tạo ra theo thời gian.

Email marketing

Các công ty sử dụng email marketing như là một cách giao tiếp hiệu quả với khách hàng tiềm năng. Email thường được dùng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện,… để điều hướng người dùng tới website của bạn. Các nguồn email bạn có thể dùng để gửi trong một chiến dịch marketing bao gồm:

  • Bản tin theo dõi trên blog
  • Email từ những người dùng download ebook trên website
  • Chương trình khuyến mãi cho các khách hàng thân thiết

PR Online

PR Online là các hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các các kênh truyền thông online. Tương tự như PR truyền thống, sự khác biệt của PR online là các nội dung tiếp thị, quảng cáo chỉ được hiển thị trên các kênh online như mạng xã hội, blog và website mà không nằm ở trên đài, báo. Dựa trên các biện pháp và kết quả nhanh chóng từ PR online, ta hoàn toàn có khả năng nhận được những thông tin thống kê và cơ hội được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông – để đưa ra các chiến lược được điều chỉnh hợp lý

Inbound marketing

Inbound marketing đề cập đến phương pháp marketing mà trong đó bạn sẽ cần phải thu hút, hứa hẹn và làm hài lòng khách hàng tại mỗi giai đoạn trên hành trình mua hàng của khách hàng. Bạn có thể dùng mọi chiến lược chiến thuật đã được liệt kê bên trên – trong suốt một chiến dịch inbound marketing để để tạo ra những trải nghiệm và làm việc với khách hàng mà không phản kháng họ. Dưới đây là một số ví dụ về inbound marketing:

  • Quảng cáo dạng pop-up
  • Video marketing
  • Danh sách email liên hệ

Một nhà quảng cáo digital marketing làm những công việc gì?

Một nhà quảng cáo tiếp thị số (digital marketer) đảm nhận công việc thúc đẩy nhận diện thương hiệu và tạo ra khách hàng tiềm năng thông qua tất cả các kênh digital marketing (cả miễn phí lẫn trả phí tùy thuộc vào nhu cầu của công ty). Những kênh này bao gồm mạng xã hội, website riêng của công ty, xếp hạng công cụ tìm kiếm, email, quảng cáo hiển thị google, blog công ty.

Một nhà quảng cáo tiếp thị số thường tập trung vào chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) khác nhau cho mỗi kênh quảng bá, và như vậy họ có thể đo lường đúng hiệu suất của công ty thông qua từng kênh khác nhau.

Ví dụ: một nhà quảng cáo tiếp thị số đảm nhận vai trò SEO, đo lường lưu lượng truy cập vào website – lưu lượng khách truy cập vào website thông qua công cụ tìm kiếm Google và có thể đưa ra các chỉ số đánh giá hiệu quả khi triển khai SEO cho website công ty.

Digital marketing được thực hiện thông qua nhiều vai trò marketing ngày hôm nay. Đối với những công ty nhỏ, một chuyên gia trong công ty có thể đảm nhận và triển khai nhiều chiến lược digital marketing khác nhau tại cùng một thời điểm. Đối với các doanh nghiệp lớn, những chiến lược này được nhiều chuyên gia thực hiện, và mỗi chuyên gia chỉ triển khai từ 1 đến 2 kênh digital.

Inbound marketing và Outbound marketing là gì?

Nhìn sơ qua, cả hai định nghĩa inbound marketing và outbound marketing đều tương tự như sau: cả hai đều tập trung vào marketing online, tập trung vào việc xây dựng nội dung cho người dùng. Vậy, sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì?

Thuật ngữ “digital marketing” không phân biệt các chiến thuật inbound hay outbound. Và cả hai đều rơi vào trường hợp digital marketing.

Chiến thuật digital outbound mục đích nhằm truyền tải các thông điệp marketing tới càng nhiều người nhiều càng tốt từ thế giới online. Ví dụ, một số trang web đặt banner quảng cáo lên đầu trang web với một số sản phẩm chẳng liên quan gì đến website đó cả, bấp chấp việc người dùng có thèm quan tâm đến hay không.

Nói một cách khác, các nhà tiếp thị quảng cáo sử dụng các chiếc lược inbound marketing – sử dụng nội dung online để thu hút khách hàng mục tiêu tới website bằng việc cung cấp các nội dung cũng như tài sản hữu ích cho họ. Một trong những tài sản mạnh mẽ nhất và cũng là đơn giản nhất trong chiếc lược inbound marketing chính là blog. Là nơi sẽ cung cấp cho khách hàng các thuật ngữ cũng như kiến thức mà khách hàng đang tìm kiếm.

Cuối cùng, inboud marketing là một phương pháp tiếp cận sử dụng các tài sản digital marketing để thu hút, hấp dẫn và làm hài lòng khách hàng online. Mặt khác, digital online là một thuật ngữ đơn giản được dùng để mô tả các chiến lược marketing online dưới bất kỳ hình thức nào, bất kể chúng được xem là các chiến lược inbound hay outbound.

5/5 (2 Reviews)