Fps là gì? FPS cao hay thấp tốt hơn

0
fps la gi

Nếu bạn là người mới bước chân vào con đường game thủ, có thể là trên PC, trên máy console, hoặc cả hai, thì bạn chắc chắn đã nghe qua từ khóa “FPS” được dùng trong game, các cuộc thảo luận về game lẫn phần cứng máy tính rồi phải không nhỉ?

Nếu chưa hiểu rõ chính xác FPS là gì? Không biết nó là cái quái gì trong game? Thì bạn chỉ cần đọc bài viết này, mình sẽ trả lời hầu hết tất cả các câu hỏi có liên quan đến FPS trong bài viết dưới đây.

FPS là gì?

Mình sẽ giải quyết các câu hỏi cơ bản nhất trong game – FPS thực sự là gì?

Đây là từ viết tắt của cụm từ “Frames per second” dịch nghĩa là các khung hình trên giây và nó là đại lượng biểu thị số lượng khung hình mà card màn hình của bạn có thể hiển thị mỗi giây và/hoặc số lượng các khung hình mà màn hình của bạn có thể hiển thị mỗi giây. Để bạn có thể cảm nhận được độ sắc nét, đầu tiên nó sẽ phụ thuộc vào sức mạnh xử lý của card đồ họa của bạn, sau đó mới phụ thuộc toàn bộ vào tỉ lệ làm mới của màn hình.

Bạn nên quan tâm FPS gì có trong game?

Tỷ lệ FPS thường được làm tròn lên với những giá trị như sau:

  • 30 FPS – Đây là tỷ lệ khung tỉ lệ phổ biến nhất được thấy trong phần lớn các dòng máy chơi game console và trên vài dòng PC có cấu hình thấp. Nó cũng được xem là mức tối thiểu để chơi game, mặc dù phần lớn mọi người không nhận thấy bất kỳ độ lag nào cho đến khi hạ FPS xuống còn 20 FPS.
  • 60 FPS – Thường được coi là tốc độ khung hình lý tưởng, 60 FPS chỉ có thể đạt được trên các dòng máy console bởi một số game được tối hưu hóa tốt, trong khi tỷ lệ này có thể đạt được trong hầu hết các game trên PC hiện nay. Và đây cũng là tốc độ khung hình tối đa có thể hiển thị bởi các loại màn hình máy tính và TV thông thường.
  • 120 FPS – Chỉ đạt được trên các dòng máy PC chơi game cao cấp được kết nối với màn hình tỷ lệ làm mới 144Hz, 120 FPS có thể dễ dàng nhận thấy mượt mà hơn đáng kể so với 60 FPS. Tuy nhiên, do các yêu cầu về phần cứng cao và khó có thể tránh khỏi mức giá cao, nên nó vẫn chỉ phù hợp và phổ biến trong giới game thủ chuyên nghiệp.
  • 240 FPS – Đây là tốc độ khung hình cao nhất cho tới thời điểm hiện tại của các thiết bị phần cứng. 240 FPS chỉ có thể được hiển thị trên màn hình tỷ lệ làm mới 240Hz, giống như 120 FPS chỉ hiển thị được trên màn hình tỷ lệ refresh 144Hz. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 120 FPS và 240 FPS là không thể phân biệt được đối với mắt người bình thường, vì tỷ lệ làm mới quá cao. Cộng với chi phí phần cứng còn cao hơn so với 120 FPS, làm cho 240 FPS chủ yếu chỉ được nhắm mục tiêu tới số ít các game thủ.

Và bạn cũng nên nhớ “không thể duy trì tốc độ khung hình trên giây luôn ổn định, và nó sẽ dao động bất kể sức mạnh hệ thống máy chơi game bạn đang chạy như thế nào hay game đã được tối ưu hóa ra sao. Hơn nữa, tốc độ khung hình càng cao, những biến động này sẽ càng khó bị phát hiện hơn.

Một điểm lưu ý khác: nếu bạn đang có kế hoạch để mua một chiếc màn hình mới, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ lưỡng bài viết này.

Sự khác biệt giữa tỷ lệ khung hình?

Như mình đã giải thích ở trên, FPS cấu thành số lượng khung hình được hiển thị trên màn hình mỗi giây. Về bản chất, FPS càng cao thì hình ảnh hiển thị sẽ càng mượt và nhạy hơn.

fps là gì

Tưởng tượng thử, ví dụ bạn đang xem thứ gì đó đang chạy ở tốc độ 1 FPS. Nghĩa là bạn sẽ chỉ thấy một hình ảnh mỗi giây, điều này sẽ dẫn đến kết quả giống như bạn đang xem trình chiếu slide hơn là bạn đang trải nghiệm tương tác.

FPS cao thì có được ích lợi gì không?

Câu trả lời chắc chắn là có, nhưng nó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn những gì bạn mong đợi, và một số người có thể không nhận được bất kỳ lợi ích nào cả.

Vậy FPS cao giúp ích như thế nào?

Bằng việc xem càng nhiều các khung hình trên màn hình, bạn sẽ có thể phản ứng nhanh hơn tới bất kỳ thay đổi nào đang diễn ra trên màn hình. Trên hết, một môi trường trong game càng nhạy, cho phép bạn quan sát và phân tích càng tốt hơn trong thời gian thực.

Có phải FPS càng cao thì càng có tốt hơn không?

Hầu hết mọi người khi được hỏi sẽ chắc chắn đồng ý rằng FPS cao hơn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, sự thật là đôi khi FPS thấp hơn sẽ tốt hơn trong một vài trường hợp.

Tại sao lại vậy?

  1. Độ mượt – Nếu máy tính của bạn cần duy trì tốc độ khung hình ổn định và do đó thường xuyên bị tụt FPS, sẽ tốt hơn khi bạn duy trì tốc độ khung hình ở mức 30 FPS. Với cách này, bạn sẽ có được trải nghiệm mượt mà hơn.
  2. Cảm giác được nhập vai – Phần lớn các bộ phim đều được quay ở tốc độ 24 FPS, như vậy 30 FPS có thể đem lại cho bạn cảm giác giống trong phim nhiều hơn. Hơn thế nữa, trong một số các game cũ, hoặc những game không sử dụng công nghệ ghi lại chuyển động, thì khi chạy trên những chiếc PC có FPS cao bạn sẽ cảm thấy khó chịu, chậm chạp.

Cách tăng FPS

Dưới đây là một số cách tăng FPS hữu ích nhất

  • Cập nhật driver mới nhất cho card đồ họa
  • Thiết lập tối ưu hóa trong game
  • Kiểm tra và benchmark hiệu suất
  • Ép xung phần cứng
  • Dùng phầm mềm tối ưu hóa

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về FPS và những thông tin hữu ích mà bạn cần. Nếu bạn vẫn chưa rõ bất cứ điều gì, hãy liên hệ và hỏi để mình giải thích rõ thêm nhé.

3.7/5 (3 Reviews)