Hướng dẫn cập nhật hệ thống Kali Linux

0
kali linux

Kali Linux là một bản phân phối dựa trên Debian mà đi kèm với nó là rất nhiều các tiện ích độc đáo, các công cụ được sắp xếp có trật tự hợp lý – nhằm mục đích giúp cho các pentester có thể sử dụng các tiện ích này một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác nhất. Về mặt bằng chung, Kali Linux cũng chẳng khác mấy so với các hệ điều hành khác, như đọc – ghi file, xem video, nghe nhạc, sử dụng các công cụ có sẵn tương tự như trên Windows hay MacOS, và còn cho phép truy cập internet nữa. Không giống như các hệ điều hành khác, Kali Linux xây dựng sẵn cho người dùng một bộ các công cụ dành cho mục đích kiểm thử – khiến nó trở nên không đơn giản chút nào.

Kali Linux lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2013, về cơ bản nó là cái tên mới của Backtrack Linux với giao diện Gnome. Kali OS bao gồm tổng cộng hơn 600 công cụ khác nhau hoàn toàn miễn phí, và nó có một git tree open-source khổng lồ. Kali Linux được biết đến bởi rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật máy tính đến nỗi tên của nó đã trở thành tên các khoá học pen-testing.

Cập nhật Kali Linux

Dưới đây mình sẽ chỉ cho bạn từng bước trong quá trình cập nhật hệ thống Kali Linux.

1. Cấu hình repository

Đầu tiên, bạn cần phải kiểm tra repository của Kali, điều chỉnh một số thứ trước khi bắt đầu cập nhật. Truy cập vào file có địa chỉ /etc/apt/sources.list – là file chứa repository của hệ thống với các repository Kali liên quan. Bạn sẽ thấy nội dung trong này có dạng như sau:

b https://http.kali.org/kali kali-rolling main non-free contrib

deb-sources https://http.kali.org/kali kali-rolling main non-free contrib

Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng repository chính thức của Kali Linux, vì khi sử dụng các repository bên ngoài – nó có thể gây hại cho hệ thống máy tính của bạn.

2. Bắt đầu cập nhật

Đầu tiên, bạn sẽ cần phải cập nhật danh sách các package trước khi cập nhật hệ thống. Để làm như vậy, sử dụng câu lệnh như bên dưới:

$ sudo apt update

Sau đó, kiểm tra các cập nhật trên hệ thống của bạn bằng cách sử dụng câu lệnh sau:

$ apt list --upgradable

Nhập lệnh sau để cập nhật từng package riêng lẻ

$ apt install PACKAGE-NAME

Chạy lệnh bên dưới để chạy cập nhật tất cả các package đồng thời

$ sudo apt upgrade

Chờ một chút để hệ thống download và cài đặt các package hoàn toàn. Quá trình này sẽ diễn ra một lúc – tuỳ thuộc vào hệ thống của bạn đang như thế nào nữa.

3. Cập nhật dist-upgrade

Đôi khi, việc cập nhật như mình trình bày bên trên không hoàn toàn thực sự cài đặt tất cả các package, đơn giản vì có những packages không được liệt kê trong đó. Vấn đề ở đây có thể do lỗi package dependency hoặc một số lỗi gì khác liên quan đến nó.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra lại xem những package nào vẫn hoàn toàn chưa được cập nhật vào lần chạy trước bằng cách chạy lại câu lệnh sau:

$ sudo apt upgrade

Để thực hiện update cài đặt dist-upgrade cho các package chưa cập nhật được. Bạn cũng hoàn toàn có thể cập nhật từng package riêng lẻ bằng cách sử dụng cú pháp lệnh sau:

$ sudo apt install PACKAGE-NAME

Hoặc cập nhật hết tất cả các package có thể chỉ với một câu lệnh:

$ sudo apt dist-upgrade

4. Hướng dẫn gỡ cài đặt các package cũ bị lỗi thời

Để loại bỏ hoàn toàn các package cũ đã bị lỗi thời không còn sử dụng nữa, bạn có thể sử dụng câu lệnh sau:

$ sudo apt autoremove

Kết luận

Nói một cách ngắn gọn, để nâng cấp hệ thống của bạn một cách tối ưu nhất, tất cả mọi thứ bạn cần làm đơn giản chỉ là cập nhật lại repository trên hệ thống và chạy câu lệnh “$ sudo apt upgrade” là xong. Khá đơn giản 😀 😀

Lưu ý khi sử dụng các repository bên thứ 3 không đáng tin cậy. Vì những repository đó có thể gây ra sự cố hoặc phá vỡ hệ thống Kali Linux của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể giải phóng dung lượng lưu trữ trên hệ thống Kali Linux của mình bằng cách loại bỏ các package lỗi thời trên hệ thống bằng cách sử dụng câu lệnh “$ sudo apt autoremove“.

5/5 (1 Review)