Cloud computing là gì?

0
điện toán đám mây

Đơn giản mà nói, cloud computing hay điện toán đám mây là việc cung cấp các dịch vụ điện toán (computing) – bao gồm server, lưu trữ, database, network, phần mềm, phân tích (analytic), AI – thông qua internet (hay cloud) để cung cấp sự chuyển đổi nhanh chóng, linh hoạt về tài nguyên, quy mô kinh tế dễ dàng.

Cụ thể bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho những dịch vụ cloud bạn sử dụng, giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn, và có thể mở rộng hoạt động kinh doanh dễ dàng nếu cần thiết.

Lợi ích chính của cloud computing

Điện toán đám mây là một bước ngoặt dịch chuyển lớn từ các hoạt động kinh doanh truyền thống khi nói về các dạng tài nguyên IT các công ty sử dụng. Dưới đây là một số các lý do mà mỗi doanh nghiệp trong thời đại 4.0 nên chuyển đổi sang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây.

Tối ưu hóa chi phí

Điện toán đám mây giúp loại bỏ các khoản chi phí dùng để mua phần cứng, phần mềm, thiết lập và duy trì trung tâm dữ liệu – các tủ rack server, nguồn điện, máy lạnh, network, và những nhân lực để duy trì và quản lý trung tâm dữ liệu.

Tốc độ nhanh chóng

Hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp theo dịch vụ dựa trên nhu cầu sử dụng, thậm chí khi bạn cần số lượng lớn tài nguyên máy tính có thể được cung cấp chỉ trong vài phút đồng hồ chỉ với vài click chuột. Điều này giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn và giảm được áp lực khi lên kết hoạch cho các hoạt động IT.

Mở rộng linh hoạt

Những lợi ích của các dịch vụ điện toán đám mây bao gồm khả năng mở rộng quy mô linh hoạt. Nghĩa là cung cấp đúng lượng tài nguyên mà công ty muốn sử dụng – ví dụ: nhiều hoặc ít sức mạnh tính toán, lưu trữ và băng thông – ngay từ đúng vị trí địa lý phù hợp.

Hiệu suất

Những dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất chạy trên một mạng lưới các trung tâm dữ liệu bảo mật trên toàn cầu, thường xuyên được nâng cấp lên phiên bản phần cứng máy tính thế hệ mới nhất giúp cải thiện hiệu suất hiệu quả và nhanh chóng. Điều này đem lại cho doanh nghiệp một số lợi ích so với việc sử dụng một trung tâm dữ liệu riêng của công ty, bao gồm giảm độ trễ đường truyền internet cho các ứng dụng và đem lại tính hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảo mật

Rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ đám mây áp dụng một loạt các chính sách, công nghệ và kiểm soát giúp tăng cường củng cố tổng thể trạng thái bảo mật, giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng, và cơ sở hạ tầng từ các mối đe dọa tiềm ẩn.

Cải thiện năng suất

Các trung tâm dữ liệu thường đòi hỏi cần phải được cài đặt phần cứng trên các tủ rack liên tục khi dữ liệu tăng, cập nhật bản vá phần mềm và các công việc quản lý tài sản, dịch vụ tốn kém thời gian khác. Điện toán đám mây giúp loại bỏ những tác vụ phức tạp này, và đội ngũ IT có thể dành toàn thời gian của họ để phục vụ các mục tiêu kinh doanh khác.

Tin cậy

Điện toán đám mây tạo ra các bản sao lưu dữ liệu, khôi phục thảm họa, và hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục dễ dàng và ít tốn kém hơn vì dữ liệu có thể được nhân bản đến nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau của nhà cung cấp dịch vụ cloud.

Các loại điện toán đám mây

Không phải tất cả cloud đều như nhau và không phải chỉ một loại điện toán đám mây có thể áp dụng cho mọi đối tượng sử dụng. Có một số mô hình khác nhau đã được phát triển để cung cấp và đưa ra những giải pháp phù hợp cho nhu cầu của bạn.

cloud computing

Đầu tiên, bạn cần xác định mình cần triển khai loại cloud, kiến trúc điện toán đám mây nào mà dịch vụ điện toán đám mây sẽ được triển khai. Có ba cách khác nhau để triển khai các dịch vụ đám mây: public cloud, private cloud và hybrid cloud.

Public cloud

Public clouds được sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, là đơn vị cung cấp các tài nguyên tính toán như server và lưu trữ thông qua internet.

Private cloud

Private cloud đề cập đến tài nguyên điện toán đám mây được sử dụng riêng bởi doanh nghiệp hoặc tổ chức. Private cloud có thể được đặt tại trung tâm dữ liệu của công ty. Một số công ty cũng thuê đơn vị khác để đặt private cloud của họ. Private cloud là một trong các dịch vụ và cơ sở hạ tầng được duy trì trên một mạng riêng.

Hybrid cloud

Hybrid cloud là sự kết hợp giữa public cloud và private cloud, liên kết với nhau bằng các công nghệ cho phép dữ liệu và ứng dụng được chia sẻ với nhau. Bằng cách cho phép dữ liệu và ứng dụng di chuyển giữa public cloud và private cloud, hybrid cloud cung cấp cho doanh nghiệp khả năng linh hoạt tốt hơn, nhiều tùy chọn triển khai hơn, và giúp tối ưu hóa cơ sở hạ tầng đang tồn tại.

Các loại dịch vụ đám mây: IaaS, PaaS và SaaS

Hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây được phân chia ra thành bao loại danh mục khác nhau bao gồm: IaaS, PaaS và SaaS. Đôi khi chúng được gọi là “stack” vì được xây dựng chồng chéo lên nhau. Biết được chúng là gì và khác nhau ra sao sẽ giúp chúng ta hoàn thành các mục tiêu kinh doanh dễ dàng hơn.

Xem thêm: phân biệt public cloud, private cloud và hybrid cloud

mô hình dịch vụ cloud computing

Infrastructure as a Service (IaaS)

Với IaaS, bạn thuê cơ sở hạ tầng – như server và máy ảo (VM), lưu trữ, network, hệ điều hành – từ nhà cung cấp đám mây theo dạng pay-as-you-go.

Platform as a Service (PaaS)

Đề cập đến các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp môi trường theo nhu cầu cho việc phát triển, kiểm thử, phân phối, và quản lý các ứng dụng phần mềm. PaaS được thiết kế để giúp các nhà phát triển dễ dàng hơn để tạo ra các ứng dụng web, mobile mà không cần phải lo lắng về việc thiết lập hay quản lý cơ sở hạ tầng server nằm bên dưới như lưu trữ, network, database cần thiết cho việc phát triển.

Software as a Service (SaaS)

Là phương thức triển khai các ứng dụng phần mềm qua internet, theo nhu cầu và cụ thể dựa trên các gói người dùng đăng ký. Với SaaS, các nhà cung cấp cloud lưu trữ và quản lý các ứng dụng phần mềm và cơ sở hạ tầng nằm bên dưới, xử lý bảo trì như cập nhật phần mềm, các bản vá bảo mật. Người dùng kết nối tới ứng dụng thông qua internet, thường với các trình duyệt web trên điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính PC.

5/5 (3 Reviews)