Bảo mật thông tin là gì? Information Security

0
bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin hay Information Security là một loạt các chiến lược, chiến thuật nhằm ngăn chặn những truy cập không được cho phép tới tài sản của tổ chức, như máy tính, network, và dữ liệu. Nó duy trì tính toàn vẹn và bảo mật các thông tin nhạy cảm, ngăn chặn sự truy cập trái phép từ hacker.

Nhu cầu bảo mật thông tin hiện nay

Hacker ngày càng trở nên thông minh, thì nhu cầu bảo vệ tài sản kỹ thuật số và các thiết bị mạng thậm chí càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù việc triển khai và cung cấp các chính sách, cơ chế bảo mật thông tin có thể gây ra nhiều tốn kém. Một vi phạm an ninh đáng kể cũng có thể khiến cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng cao hơn bao giờ hết. Vi phạm lớn có thể gây nguy hiểm, thậm chí phá vỡ một doanh nghiệp nhỏ. Thường thì trong hoặc sau một sự cố bảo mật, đội ngũ IT Security có thể theo dõi các kế hoạch ứng phó sự cố như các công cụ quản lý rủi ro để lấy lại quyền kiểm soát tình hình.

Xem thêm: Lỗ hổng XSS là gì? Làm sao để khắc phục

Phân biệt IT security và Information Security

Mặc dù giữa IT Security và Information Security nghe có vẻ tương tự nhau, nhưng chúng lại đề cập đến những khái niệm khác nhau. Information Security (bảo mật thông tin) đề cập đến quá trình và các công cụ được thiết kế để bảo vệ thông tin doanh nghiệp nhạy cảm khỏi bị đánh cắp, trong khi IT Security đề cập đến việc bảo mật dữ liệu số, thông qua bảo mật mạng máy tính.

information security

Mối đe dọa đến IT Security thế nào?

Mối đe dọa đến IT Security có thể đến từ nhiều dạng khác nhau. Một mối đe dọa phổ biến nhất chính là malware, hay phần mềm độc hại – có thể có các biến thể khác nhau để lây nhiễm ra các thiết bị mạng như:

Những mối đe dọa này thậm chí làm cho việc bảo mật thông tin ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

hacker tấn công

Chúng ta nhận được gì từ nhóm IT Security?

IT Security ngăn chặn các mối đe dọa độc hại và các vi phạm an ninh tiềm ẩn có thể gây ra tác động xấu lớn đến tổ chức. Khi bạn truy cập vào mạng nội bộ của tổ chức, IT Security sẽ đảm bảo chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập và sử dụng những thông tin nhạy cảm trong đó. IT Security hoạt động để đảm bảo tính bảo mật cao nhất cho dữ liệu của tổ chức.

vai trò IT Security

Phân loại IT Security

Network Security

Network Security được sử dụng để ngăn chặn những người dùng độc hại và không được ủy quyền khi cố gắng truy cập vào mạng lưới của tổ chức. Điều này giúp đảm bảo khả năng sử dụng, tin cậy và toàn vẹn dữ liệu tổ chức. Kiểu security này rất cần thiết để ngăn chặn các hacker cố gắng truy cập vào dữ liệu trong mạng. Nó cũng ngăn chặn chúng khỏi các tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của người dùng bên trong mạng lưới.

Internet Security

IT Security liên quan đến việc bảo vệ thông tin được gửi và nhận trong các trình duyệt mà bạn đang sử dụng, cũng như các ứng dụng dựa trên nền web. Những biện pháp bảo mật này được thiết kế để giám sát các lưu lượng truy cập internet đến và đi để đề phòng và ngăn chặn malware cũng như các lưu lượng truy cập không mong muốn (vd DDOS). Cơ chế bảo mật này có thể được thực hiện dưới các hình thức như tường lửa, altimalware, và altispyware.

Endpoint Security

Endpoint Security cung cấp các biện pháp bảo mật tại cấp độ thiết bị. Các thiết bị được bảo vệ bởi endpoint security bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, PC. Endpoint Security sẽ ngăn chặn các thiết bị của bạn truy cập vào các trang web độc hại mà có thể gây ra các tổn hại cho tổ chức.

Application Security

Với Application Security, các ứng dụng thường được mã hóa tại các thời điểm từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành để đảm bảo an toàn nhất có thể, giúp tránh các lỗ hổng bảo mật. Lớp bảo vệ này liên quan đến việc đánh giá các đoạn code trong một ứng dụng và việc xác định các lỗ hổng có thể tồn tại trong phần mềm.

5/5 (1 Review)